TP.HCM: Bạo lực, xâm hại còn khó kiểm soát do nạn nhân không lên tiếng.

(PLO)- Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trẻ em, phụ nữ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương tại TP.HCM. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 29-11, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn đến năm 2030.

Báo cáo tại hội nghị, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trẻ em, phụ nữ vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương. Điều này gây ảnh hưởng về mặt thể xác, tinh thần nạn nhân và thiệt hại đến kinh tế gia đình, xã hội.

Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trẻ em, phụ nữ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh: TÚ NGÂN

Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trẻ em, phụ nữ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh: TÚ NGÂN

Để triển khai chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giai đoạn đến năm 2030, bà Kim Thanh cho hay, UBND TP.HCM xác định chỉ tiêu đến năm 2025, giảm số giờ trung bình làm việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới.

Người bị bạo lực gia đình được phát hiện tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản đạt 80% năm 2025, đạt 30% năm 2030. Người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp cận tư vấn đạt 50% năm 2025 và 70% năm 2030.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TÚ NGÂN

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TÚ NGÂN

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức và đơn vị liên quan tiếp tục rà soát các hoạt động, mô hình hiện có để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực về bình đẳng giới.

Ông Dương Anh Đức lưu ý TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế bạo lực như: dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nạn nhân, đường dây nóng tiếp nhận và xử phạt đối tượng gây bạo lực.. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực, xâm hại vẫn còn khó kiểm soát do nạn nhân không lên tiếng. Từ đó, việc thu thập dữ liệu về bạo lực, xâm hại còn chồng chéo và bất cập.

Vì vậy, Ông Dương Anh Đức đề nghị các cơ quan quan tâm, phối hợp triển khai có hiệu quả “Mô hình dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP.HCM”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm