Ngày 8-8, lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục sự cố sụt lún trên đường Trường Sa.
Hiện tại việc đóng cọc thép nhằm ổn định địa chất đã được triển khai để trả lại một phần mặt đường cho các phương tiện lưu thông
Cách đó 50 m là một hố sụt nhỏ có diện tích 0,4 x 0,5 m đã được rào chắn cảnh báo. Tuy nhiên, tại đây chưa có dấu hiệu được đào lên hay xử lý ban đầu.
Cách hiện trường khoảng 50 m một hố sụt còn một hố sụt khác nhỏ hơn đã được cảnh báo.
Tuyến đường đã được thông và đảm bảo các phương tiện có thể di chuyển một cách an toàn.
Theo ông Vương Hải Long, Giám đốc Ban quản lý Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (chủ đầu tư Dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 1), thì đơn vị phải đưa robot gồm các mắt camera vào thăm dò lòng cống gần khu vực sụt lún để tìm nguyên nhân sự cố.
Được biết lực lượng chức năng đã tiến hành cho robot thăm dò cống để tìm nguyên nhân sụt lún.
Do mặt đường hẹp nên các phương tiện di chuyển khá khó khăn.
Như tinh thần của cuộc họp được Sở GTVT tổ chức sau khi sự cố xảy ra. Sau khi cố định địa chất, trả lại một phần mặt đường, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với các nhà khoa học để xác định nguyên nhân chính dẫn đến sự cố. Bởi đây là hệ thống cống có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, xử lý nước thải nếu có vấn đề về nứt gãy thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn.
Đơn vị thi công phải cắt cử người điều tiết các phương tiện tránh xảy ra ùn ứ trong một số thời điểm.
Theo các chuyên gia, sự cố sụt lún tại đoạn đường trên có khả năng do hệ thống cống ngầm nằm cách mặt đất 7 m, nối từ Trường Sa qua đường Hoàng Sa bị sự cố, có thể bị đứt gãy khiến nước tràn ra với lưu tốc mạnh đã kéo theo nền vật liệu dưới mặt đường xuống gây ra hiện tượng trên. “Nếu qua kiểm tra phát hiện đứt gãy, vỡ đường cống thì việc cần làm là cô lập vùng này lại, tháo nước, đào đất lên và thay hệ thống cống khác” - ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường-cảng TP.HCM, nhận định khi đi thực địa tại hiện trường sau khi sự cố xảy ra.