Trung Quốc giữ tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa

Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng nội địa và đầu tư sẽ bù đắp cho tình hình xuất khẩu khó khăn. AFP cho biết dự báo này không thay đổi so với dự báo hồi tháng 1.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm do khủng hoảng nợ châu Âu, do đó chính phủ Trung Quốc đã ấn định chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay chỉ còn 7,5% so với mức 8% trong những năm trước.

Theo IMF, các nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc bao gồm thị trường bất động sản đóng băng và xuất khẩu. IMF nhận định Trung Quốc có thể khống chế các nguy cơ này, tuy nhiên nếu có cú sốc từ bên ngoài như giá dầu thô tăng thì các nguy cơ có thể trầm trọng hơn. Cuối năm trước và hồi tháng 2, Trung Quốc đã từng quyết định giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn.

Trong khi đó, ngày 17-4, Bộ Tài chính Nhật thông báo Nhật sẽ góp vốn cho IMF 60 tỉ USD nhằm đối phó với khủng hoảng nợ châu Âu. Theo lời kêu gọi của IMF, Thụy Điển cam kết sẽ cho IMF vay tối thiểu 10 tỉ USD và Đan Mạch tuyên bố cho vay 7 tỉ USD. Hồi tháng 12, Na Uy đã thông báo cho vay 9,3 tỉ USD. Đến nay chỉ có các nước khu vực đồng euro cam kết cho IMF vay với số tiền tổng cộng 150 tỉ euro. Mỹ báo trước sẽ không chi một cắc.

Trả lời báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) ngày 17-4, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đánh giá tổng số tiền thu được sẽ đạt đến tối thiểu 400 tỉ USD.

Chủ đề nguồn vốn của IMF cũng sẽ được thảo luận tại hội nghị bộ trưởng các nước G20 và hội nghị thường niên của IMF vào cuối tuần này ở Mỹ.

D.THẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm