Tướng quân đội làm lãnh đạo bóng đá để giảm tiêu cực

Đó là lý do quốc gia này học theo mô hình của Thái Lan, mời tướng quân đội nổi tiếng liêm khiết ngồi vào ghế chủ tịch.

Cách làm của Thái Lan nhằm giảm tham nhũng và tiêu cực khi cho tướng cảnh sát Somyot, người từng đứng đầu bộ phận chống tham nhũng của cảnh sát Thái Lan, lên làm chủ tịch LĐBĐ Thái Lan.

Tướng quân đội Moeldoko, ứng viên sáng giá ghế chủ tịch LĐBĐ Indonesia.

Gần một thập niên bóng đá Indonesia loay hoay vì nạn tranh chấp quyền hành, đả phá lẫn nhau, tham nhũng và tiêu cực. Hậu quả Indonesia đã bị FIFA trừng phạt. Indonesia sắp tổ chức đại hội vào tháng 10 để bầu ra người đứng đầu mới.

Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan Somyot cũng là vị tướng cảnh sát nổi tiếng chống tiêu cực.

Hiện có ba ứng viên sáng giá chính thức chạy đua ghế chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSS), đó là tướng quân đội Moeldoko, cựu trung tướng tư lệnh quân dự bị Indonesia Edy Rahmayadi và Erwin Aksa, doanh nhân đồng thời là cháu của Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla. Ông Aksa hiện đang là ông chủ CLB Macassar.

Trong số ba ứng viên kể trên, tướng về hưu Moeldoko được xem là cái tên sáng giá. Ông cho rằng ba ứng viên là quá ít, cần có thêm nhiều lựa chọn hơn để tìm được người xứng đáng.

Lịch sử bóng đá Indonesia cho thấy chủ tịch PSSI luôn gây ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo môn thể thao vua.

Đơn cử giai đoạn 1930, khi những doanh nhân giàu có cầm trịch thì bóng đá Indonesia phát triển nhanh chóng. Những năm 1980, 1990, chủ tịch PSSI là các cựu tướng lĩnh lực lượng vũ trang nổi tiếng liêm khiết như Azwaz Anas và Agum Gumlemar… bóng đá Indonesia cũng rất phát triển. Thế nhưng khi những doanh nhân chưa có danh tiếng nắm quyền thì lập tức rơi vào bế tắc, tụt hậu.

Chính phủ yêu cầu PSSI phải tổ chức cuộc bình bầu công khai, trong sạch. Để tránh khỏi vết xe đổ những năm qua, chính phủ khuyến khích các tướng lĩnh quân đội, cảnh sát đương chức hoặc về hưu có cuộc sống minh bạch, hết mình vì công việc, tuyên chiến mạnh với tiêu cực trong xã hội ra ứng cử. Nếu cuộc bầu cử không đạt được yêu cầu minh bạch, chính phủ cho biết sẽ sẵn sàng có hành động can thiệp.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nguyễn Xuân Son xóa bỏ hoài nghi về ngoại binh nhập tịch

Nguyễn Xuân Son xóa bỏ hoài nghi về ngoại binh nhập tịch

(PLO)- Bóng đá không chỉ là trò chơi của những con số, chiến thuật hay danh hiệu, mà còn là câu chuyện của bản sắc, của những cầu thủ sẵn sàng cống hiến như Nguyễn Xuân Son, cho một quốc gia không phải nơi họ sinh ra.

HLV Kim Sang-sik và bài toán vắng Nguyễn Xuân Son

HLV Kim Sang-sik và bài toán vắng Nguyễn Xuân Son

(PLO)- Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị bước vào hành trình đầy thách thức tại vòng loại cuối cùng Asian Cup 2027 mà không có chân sút hay nhất Nguyễn Xuân Son, nó có thể sẽ khiến HLV Kim Sang-sik mệt mỏi.

Nguyễn Xuân Son tranh giải Cống hiến

Nguyễn Xuân Son tranh giải Cống hiến

(PLO)- Ban tổ chức báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã công bố giải Cống hiến lần 19 năm 2025 với các đề cử chính thức trên cả hai hệ thống là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.

VFF đột phá với 2 chuyên gia Nhật Bản

VFF đột phá với 2 chuyên gia Nhật Bản

(PLO)- Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã bổ nhiệm chuyên gia Nhật Bản Yutaka Ikeuchi làm cố vấn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội tuyển U-17 quốc gia trước thềm giải châu Á 2025 và tái ký hợp đồng với ông Koshida Takeshi.

Nguyễn Xuân Son và bước chuyển mình của bóng đá Việt Nam

Nguyễn Xuân Son và bước chuyển mình của bóng đá Việt Nam

(PLO)- Chân sút Nguyễn Xuân Son tỏa sáng rực rỡ tại AFF Cup 2024 góp phần giúp bóng đá Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, đồng thời đã khơi dậy làn sóng nhập tịch mạnh mẽ và phù hợp trong giới ngoại binh V-League, cùng lực lượng cầu thủ gốc Việt đang chơi bóng ở nước ngoài.

Tuyển Việt Nam và thách thức Malaysia ở Asian Cup

Tuyển Việt Nam và thách thức Malaysia ở Asian Cup

(PLO)- Đội tuyển Việt Nam hướng đến vòng loại cuối cùng Asian Cup 2027 khởi tranh từ tháng 3-2025 với tinh thần của nhà vô địch Đông Nam Á mà đối thủ lớn nhất là Malaysia có nhiều ngoại binh nhập tịch.