Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak trả lời phỏng vấn với đài phát thanh Ba Lan vào hôm thứ Năm (12-3) rằng Ba Lan đã sẵn sàng mua SLCM (tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm), tên lửa Tomahawk tầm xa của Mỹ hoặc bất kì nước nào mong muốn hợp tác, hỗ trợ.
Reuters trích dẫn tuyên bố của Siemoniak rằng: “Một trong những điều mà chúng ta muốn là (các tàu ngầm) của Ba Lan được trang bị đầy đủ các tên lửa hành trình. Năm ngoái, tôi đã quyết định tàu Ba Lan nên khởi động việc sử dụng các tên lửa hành trình. Hiện chúng tôi đang đàm phán với những nước có thể cung cấp loại vũ khí này, trong đó có Mỹ”.
Ba Lan muốn mua tên lửa Tomahawk tầm xa của Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân Tomahawk
Thủy quân lục chiến đứng bên ngoài tàu ngầm Ba Lan ORP SEP 9 (Nguồn: reuter)
Ba Lan đang cân nhắc mua ba tàu ngầm để đưa vào phục vụ cho đến năm 2030. Bộ trưởng Siemoniak cũng thông báo rằng năm 2015 có khoảng 10.000 binh sĩ NATO sẽ tham gia cuộc tập trận quân sự ở Ba Lan, khoảng một nửa trong số họ thuộc lực lượng xung kích phản ứng nhanh của NATO quốc tế.
Sau cuộc xung đột đẫm máu tại Ukraine vào mùa xuân năm 2014, Ba Lan đã thông qua một chương trình chi tiêu cho quốc phòng, an ninh trong vòng 10 năm, trị giá khoảng 33,6 tỉ Euro để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình.
Theo hãng tin AFP, danh sách mua các vũ khí quân sự bao gồm các hệ thống phòng thủ trên không, 70 máy bay trực thăng đa chức năng trị giá 2,5 tỷ Euro, máy bay chiến đấu và ba tàu ngầm.
Trong tháng 9 năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ đã “bật đèn xanh” cho một thỏa thuận vũ khí trị giá 500 triệu USD với Ba Lan, trong đó có việc bán 40 tên lửa hành trình (không đối đất) hiện đại, và nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ba Lan.
Tên lửa không đối đất là tên lửa hành trình tầm xa bán tàng hình, rất lý tưởng để thực hiện tấn công phủ đầu.
Theo một bài báo của tờ “the Local”, trước khi xung đột Ukraine xảy ra, vào năm 2013, Ba Lan đã cân nhắc mua tàu ngầm U-212A tiên tiến nhất của Đức, nhưng không đạt được thỏa thuận. Sau đó Ba Lan đã thay đổi quyết định và đề nghị thuê 2 tàu 212.