Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa.
Quét nhà mỗi ngày thì không sao. Ảnh: GIÁP NGUYỄN |
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Tục này là do ở trong Sưu thần ký có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm, nhân ngày mùng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà chàng kia lại nghèo đi.
Nhưng ngày đầu mới - mùng một tết thì có tục kiêng quét rác |
Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác trong mấy ngày Tết. Tuy nhiên hiện nay người ta chỉ còn kiêng đến hết ngày mùng một thì thôi".
Nhà văn Sơn Nam: "Không ai dám quét nhà trong những ngày này, dù thềm đầy xác pháo, hột dưa, vỏ bánh… Thà để căn nhà mất vệ sinh, còn hơn là quét hết lộc ra. Đầu năm, và chỉ độc nhất dịp này, rác có giá trị như…. vàng là vậy". (“Người Sài Gòn- Chợ Lớn ăn Tết” trong Nam Bộ Xưa & Nay, NXB TP. Hồ Chí Minh, 12-1998, trang 143)
Ngày nay các tục kiêng kỵ cũng đã giảm dần vì ở các thành phố lớn cái gì thuộc về phong tục, văn hóa... người dân sẽ bảo tồn gìn giữ.
Tuy nhiên như tục kiêng quét nhà, hốt rác ngày mùng 1 cũng không quá kiêng cưỡng vì ngày ấy công nhân vệ sinh họ không thu gom, họ cũng phải nghỉ ngơi để vui xuân đón Tết. |