Vì sao F0 cần giảm muối, đường trong khi ăn uống?

Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, chứa nhiều muối như đồ hộp, dưa muối cà muối, các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, lạp xưởng...

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc COVID-19 cũng cần hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật và hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga, các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh như bia rượu, thuốc lá...

Nguyên nhân được BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam chỉ ra rằng: "Việc ăn nhiều muối, đường, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tế bào bạch cầu, cản trở quá trình hồi phục của người bệnh COVID-19".

Do đó khi chế biến món ăn cho bệnh nhân mắc COVID-19 nên hạn chế cho muối, đường, chất béo. Thức ăn cần được nấu chín, ăn ngay sau khi nấu để thức ăn còn ấm nóng đảm bảo khẩu vị, dinh dưỡng cho người bệnh. 

Người bệnh COVID-19 cần tránh sử dụng các thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, hoặc đến hạn, quá hạn sử dụng, thực phẩm cắt khỏi bao bì nhưng không được bảo quản đúng cách, để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.