Nhà nghiên cứu của ĐH Michigan - Shannon Mejia và nhóm của bà đã tìm hiểu về chỉ số sức khỏe của 1.568 cặp vợ chồng để tìm hiểu về vấn đề này.
Các cặp vợ chồng được chia thành hai nhóm những người đã kết hôn được khoảng 20 năm và những người đã kết hôn được 50 năm.
Nhìn chung, Mejia phát hiện ra các cặp vợ chồng có điểm tương đồng nổi bật ở chức năng thận, lượng cholesterol và sức bám.
Có hai giả thuyết để giải thích về hiện tượng này. Đó có thể là từ đầu khi lựa chọn bạn đời, người ta thường hướng tới sự đồng nhất về dân tộc, giáo dục, tuổi tác… Lý do thứ hai là do việc chung sống cùng trải nghiệm môi trường, chế độ ăn uống đã đưa đến kết quả giống nhau về sức khỏe.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của mọi người, những cặp vợ chồng trong nhóm đã kết hôn lâu hơn không có nhiều sự giống nhau như những cặp đôi trong nhóm kết hôn tầm 20 năm. Điều này là do vấn đề tuổi tác.
Nhóm những người đã kết hôn 20 năm bao gồm những người trong độ tuổi 25-45. Còn khi bạn bước vào độ tuổi trung niên, các chỉ số sức khỏe đã được thiết lập chắc chắn.
Sự giống nhau giữa các cặp vợ chồng đi ngược lại với thuyết độc lập tồn tại ở Mỹ, tôn thờ sự riêng tư và khác biệt. Công trình của bà Mejia đã cho thấy rằng người sống chung với mình vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, một công trình của nhà tâm lý học Christiane Hoppmann tại ĐH Columbia đã tiếp cận chi tiết hơn vấn đề này.
Bà Hoppmann đã tìm ra những cặp vợ chồng gần gũi với nhau hơn có nồng độ cortisol - một loại hormone liên quan đến stress thấp hơn. Tất cả nghiên cứu này đều cho thấy hôn nhân khiến ta phụ thuộc vào nửa kia nhiều như thế nào.