Xử năm công an đánh chết người: Mâu thuẫn trong đề nghị của VKS

Giới hạn xét xử đã… giới hạn luôn cả Tòa

Vụ án 5 cán bộ công an dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều, nhưng chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” đang gây nhiều tranh cãi trong công luận và dư luận. Theo dõi  kết quả xét hỏi, tranh tụng, tôi nhận thấy  đề nghị  của VKS  khó  được  HĐXX chấp nhận. Phần luận tội  hầu như đã bỏ qua  các dấu hiệu  bỏ lọt người, lọt tội  đã được luật sư  các bên nêu trong phần tranh tụng. Về đề nghị mức án cũng không tương xứng.

Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Phú Yên chăm chú theo dõi phiên tòa sáng 29-3. Ảnh: TL

Mặt khác, do luật tố tụng quy định về giới hạn xét xử, Tòa án  không thể xử các bị cáo về tội nặng hơn, dù biết rõ  bị cáo có hành vi phạm tội khác nặng hơn (ví dụ tội cố ý gây thương tích hoặc giết người). Nếu bị cáo Thành không phải chủ thể phạm tội dùng nhục hình  thì  cũng có hành vi đánh chết người, nhưng VKS không truy tố, Toà  cũng  không xử  chuyển sang tội danh này vì giới hạn xét xử. Đây là sự bất cập trong luật tố tụng hình sự  tồn tại bấy lâu nay. 

Mức án chưa phù hợp

Trong trường hợp việc truy tố, xét xử là đúng tội danh (tội dùng nhục hình) thì VKS đề nghị mức án đối với bị cáo trong vụ án này cũng  chưa phù hợp. Chẳng hạn, đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, bị  truy tố theo quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 5 năm đến 12 năm tù. Bị cáo Thành không có tình tiết giảm nhẹ nào quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng VKS chỉ đề nghị mức  án  tù ở mức khởi  điểm  5 năm đến 5 năm sáu tháng là  không tương xứng. Trong khi đó, bản luận tội nêu rõ Thành là người trực tiếp  dùng  cui đánh  nhiều lần vào đầu nghi can, gây chấn thương sọ não, quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo luôn chối tội, không khai báo thành khẩn và  không đền bù  thiệt hại cho gia đình bị hại.   

 Đối với bốn bị cáo còn lại, lời luận tội này cho thấy mặc dù bốn bị cáo bị truy tố, xét xử theo Khoản 1 Điều 298 BLHS có mức án từ 6 tháng đến ba năm nhưng các bị  cáo đều không được áp dụng tình tiết gảm nhẹ (quy định tại  h khoản 1 Điều 46 BLHS là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng). Kết quả xét hỏi, tranh tụng cho thấy đây là  vụ án có  đồng phạm, thuộc trường hợp  nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là gây chết người, giảm uy tín của cơ quan pháp luật nói chung, cơ quan điều tra  nói riêng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương). Đối với vụ án  dùng nhục hình, có tính chất nghiêm trọng, phán quyết của toà án phải đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe, phòng ngừa chung những tiêu cực trong hoạt động tư pháp, không phải nhiều tình tiết giảm nhẹ là  đương nhiên được hưởng án treo. Với những lý do trên, tôi cho rằng lời đề nghị  cho tất cả bốn bị cáo hưởng án treo rất  khó được Tòa chấp  nhận. 

 Trong phiên xử ngày 28-3, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh, đại diện VKS, đã nêu đề nghị mức án đối với các bị cáo là Nguyễn Thân Thảo Thành từ 5 năm đến 5 năm sáu tháng tù giam, bốn bị cáo khác được hưởng án treo từ 12-24 tháng.
 

Dùng nhục hình gây  thương tích hoặc chết người, xử mấy tội?

Trong vụ án Ngô Thanh Kiều, nghi can đã bị đánh chết, kết quả giám định pháp y cho thấy là do chấn thương sọ não. Do đó,những người có hành vi nguy hiểm, gây ra cái chết cho người khác phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe của con người,theo tội danh tương ứng,có thể là tội “giết người” hoặc tội“cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”. Việc chỉ khởi tố vụ án,khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” là có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội theo luật định.

Tấn Lộc ghi

Giới hạn xét xử đã… giới hạn luôn cả Tòa

Vụ án 5 cán bộ công an dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều, nhưng chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” đang gây nhiều tranh cãi trong công luận và dư luận. Theo dõi  kết quả xét hỏi, tranh tụng, tôi nhận thấy  đề nghị  của VKS  khó  được  HĐXX chấp nhận. Phần luận tội  hầu như đã bỏ qua  các dấu hiệu  bỏ lọt người, lọt tội  đã được luật sư  các bên nêu trong phần tranh tụng. Về đề nghị mức án cũng không tương xứng.

Mặt khác, do luật tố tụng quy định về giới hạn xét xử, Tòa án  không thể xử các bị cáo về tội nặng hơn, dù biết rõ  bị cáo có hành vi phạm tội khác nặng hơn (ví dụ tội cố ý gây thương tích hoặc giết người). Nếu bị cáo Thành không phải chủ thể phạm tội dùng nhục hình  thì  cũng có hành vi đánh chết người, nhưng VKS không truy tố, Toà  cũng  không xử  chuyển sang tội danh này vì giới hạn xét xử. Đây là sự bất cập trong luật tố tụng hình sự  tồn tại bấy lâu nay. 

Mức án chưa phù hợp

Trong trường hợp việc truy tố, xét xử là đúng tội danh (tội dùng nhục hình) thì VKS đề nghị mức án đối với bị cáo trong vụ án này cũng  chưa phù hợp. Chẳng hạn, đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, bị  truy tố theo quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 5 năm đến 12 năm tù. Bị cáo Thànhkhông có tình tiết giảm nhẹ nào quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng VKS chỉ đề nghị mức  án  tù ở mức khởi  điểm  5 năm đến 5 năm sáu tháng là  không tương xứng. Trong khi đó, bản luận tội nêu rõ Thành là người trực tiếp  dùng  cui đánh  nhiều lần vào đầu nghi can, gây chấn thương sọ não, quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo luôn chối tội, không khai báo thành khẩn và  không đền bù  thiệt hại cho gia đình bị hại.   

Xử năm công an đánh chết người: Mâu thuẫn trong đề nghị của VKS ảnh 3

 Đối với bốn bị cáo còn lại, lời luận tội này cho thấy mặc dù bốn bị cáo bị truy tố, xét xử theo Khoản 1 Điều 298 BLHS có mức án từ 6 tháng đến ba năm nhưng các bị  cáo đều không được áp dụng tình tiết gảm nhẹ (quy định tại  h khoản 1 Điều 46 BLHS là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng). Kết quả xét hỏi, tranh tụng cho thấy đây là  vụ án có  đồng phạm, thuộc trường hợp  nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là gây chết người, giảm uy tín của cơ quan pháp luật nói chung, cơ quan điều tra  nói riêng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương). Đối với vụ án  dùng nhục hình, có tính chất nghiêm trọng, phán quyết của toà án phải đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe, phòng ngừa chung những tiêu cực trong hoạt động tư pháp, không phải nhiều tình tiết giảm nhẹ là  đương nhiên được hưởng án treo. Với những lý do trên, tôi cho rằng lời đề nghị  cho tất cả bốn bị cáo hưởng án treo rất  khó được Tòa chấp  nhận.

 Box 1

Trong phiên xử ngày 28-3, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh, đại diện VKS, đã nêu đề nghị mức án đối với các bị cáo là Nguyễn Thân Thảo Thành từ 5 năm đến 5 năm sáu tháng tù giam, bốn bị cáo khác được hưởng án treo từ 12-24 tháng.

Box 2

Dùng nhục hình gây  thương tích hoặc chết người, xử mấy tội?

Trong vụ án Ngô Thanh Kiều, nghi can đã bị đánh chết, kết quả giám định pháp y cho thấy là do chấn thương sọ não. Do đó,những người có hành vi nguy hiểm, gây ra cái chết cho người khác phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe của con người,theo tội danh tương ứng,có thể là tội “giết người” hoặc tội“cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”. Việc chỉ khởi tố vụ án,khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” là có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội theo luật định.

Giới hạn xét xử đã… giới hạn luôn cả Tòa

Vụ án 5 cán bộ công an dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều, nhưng chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” đang gây nhiều tranh cãi trong công luận và dư luận. Theo dõi  kết quả xét hỏi, tranh tụng, tôi nhận thấy  đề nghị  của VKS  khó  được  HĐXX chấp nhận. Phần luận tội  hầu như đã bỏ qua  các dấu hiệu  bỏ lọt người, lọt tội  đã được luật sư  các bên nêu trong phần tranh tụng. Về đề nghị mức án cũng không tương xứng.

Mặt khác, do luật tố tụng quy định về giới hạn xét xử, Tòa án  không thể xử các bị cáo về tội nặng hơn, dù biết rõ  bị cáo có hành vi phạm tội khác nặng hơn (ví dụ tội cố ý gây thương tích hoặc giết người). Nếu bị cáo Thành không phải chủ thể phạm tội dùng nhục hình  thì  cũng có hành vi đánh chết người, nhưng VKS không truy tố, Toà  cũng  không xử  chuyển sang tội danh này vì giới hạn xét xử. Đây là sự bất cập trong luật tố tụng hình sự  tồn tại bấy lâu nay. 

Mức án chưa phù hợp

Trong trường hợp việc truy tố, xét xử là đúng tội danh (tội dùng nhục hình) thì VKS đề nghị mức án đối với bị cáo trong vụ án này cũng  chưa phù hợp. Chẳng hạn, đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, bị  truy tố theo quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 5 năm đến 12 năm tù. Bị cáo Thànhkhông có tình tiết giảm nhẹ nào quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng VKS chỉ đề nghị mức  án  tù ở mức khởi  điểm  5 năm đến 5 năm sáu tháng là  không tương xứng. Trong khi đó, bản luận tội nêu rõ Thành là người trực tiếp  dùng  cui đánh  nhiều lần vào đầu nghi can, gây chấn thương sọ não, quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo luôn chối tội, không khai báo thành khẩn và  không đền bù  thiệt hại cho gia đình bị hại.   

Xử năm công an đánh chết người: Mâu thuẫn trong đề nghị của VKS ảnh 4

 Đối với bốn bị cáo còn lại, lời luận tội này cho thấy mặc dù bốn bị cáo bị truy tố, xét xử theo Khoản 1 Điều 298 BLHS có mức án từ 6 tháng đến ba năm nhưng các bị  cáo đều không được áp dụng tình tiết gảm nhẹ (quy định tại  h khoản 1 Điều 46 BLHS là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng). Kết quả xét hỏi, tranh tụng cho thấy đây là  vụ án có  đồng phạm, thuộc trường hợp  nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là gây chết người, giảm uy tín của cơ quan pháp luật nói chung, cơ quan điều tra  nói riêng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương). Đối với vụ án  dùng nhục hình, có tính chất nghiêm trọng, phán quyết của toà án phải đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe, phòng ngừa chung những tiêu cực trong hoạt động tư pháp, không phải nhiều tình tiết giảm nhẹ là  đương nhiên được hưởng án treo. Với những lý do trên, tôi cho rằng lời đề nghị  cho tất cả bốn bị cáo hưởng án treo rất  khó được Tòa chấp  nhận.

 Box 1

Trong phiên xử ngày 28-3, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh, đại diện VKS, đã nêu đề nghị mức án đối với các bị cáo là Nguyễn Thân Thảo Thành từ 5 năm đến 5 năm sáu tháng tù giam, bốn bị cáo khác được hưởng án treo từ 12-24 tháng.

Box 2

Dùng nhục hình gây  thương tích hoặc chết người, xử mấy tội?

Trong vụ án Ngô Thanh Kiều, nghi can đã bị đánh chết, kết quả giám định pháp y cho thấy là do chấn thương sọ não. Do đó,những người có hành vi nguy hiểm, gây ra cái chết cho người khác phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe của con người,theo tội danh tương ứng,có thể là tội “giết người” hoặc tội“cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”. Việc chỉ khởi tố vụ án,khởi tố bị can về một tội “dùng nhục hình” là có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội theo luật định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm