Có gì trong trái tim người phụ nữ?

“Gia đình tôi vẫn ở trọ khu ngoài bờ sông, không dám dọn đi vì trông đợi ngày cơ quan điều tra đến minh oan cho chồng và em chồng tôi…”. Đó là tâm thư của người thợ may áo dài Vũ Thanh Tâm, quận 7, TP.HCM gửi đến báo Pháp Luật TP.HCM.

Chồng chị, một thợ hồ, vô cớ bị bắt giữa lúc anh vẫn đang ngày ngày dệt mộng tương lai bằng đôi bàn tay đầy vôi vữa.

Niềm tin chồng mình vô tội

Một buổi tối tháng 1-2014, chồng chị đang ở nhà chăm con bệnh, còn em trai của anh, cũng là thợ hồ, đang nhậu với bạn. Cùng lúc đó, một vụ cướp xe máy xảy ra trước cổng Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, cách nhà trọ của họ hơn 3 km. Rồi từ lời khai vu vơ của hai người bị bắt, chồng và em chồng của chị vướng lao lý.

Từ ngày chồng mất tự do, chị vừa đi làm, vừa chăm sóc hai con, vừa lặn lội đi tìm luật sư và gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm cách minh oan cho chồng.

Được nhiều người chỉ dẫn, chị tìm đến báo Pháp Luật TP.HCM. Và từ tháng 10-2016, báo đăng nhiều bài viết để chỉ ra rằng đây là một vụ án oan. Sau khi báo đăng, VKSND TP.HCM đã yêu cầu VKSND quận 7 kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và báo cáo ngay.

Thương chị, nhiều hàng xóm không ngại áp lực đã làm chứng cho sự ngoại phạm của anh. Họ không ngần ngại nói rằng công an đã bắt nhầm vì đúng thời điểm ấy họ đang ngồi xem bộ phim Tay trong tay trên Đài Truyền hình Vĩnh Long trong phòng trọ của anh chị.

Qua nhiều phiên tòa thì sự thật đã được sáng tỏ, hai anh em người thợ hồ vô can!

Đến tháng 1-2018, sau bốn năm oan trái, Hồ Thanh Đồng và Hồ Thanh Trạng chính thức được CQĐT Công an quận 7 minh oan.

Chiều cuối năm, trước hiên nhà chị dàn hoa cúc, hoa mai đang đốt lửa vàng rực rỡ trước sân. Trong nhà, gia đình đang chuẩn bị dùng cơm. Tôi cứ thích nhìn đôi bàn tay khéo léo của chị. Khi rời công việc ở tiệm may, đôi bàn tay ấy lại lo bữa cơm, chén nước, khâu vải vụn làm mền, vỗ về giấc ngủ cho con. Nhưng cuộc đời đôi khi buộc chị phải ra đường với chồng đơn từ, hồ sơ kêu oan trong hy vọng, trong chờ đợi với sự kiên trì sắt son - niềm tin về sự trong sạch của người thân.

Chị Ong Thị Mai - chị của Ong Văn Sệt. Thời gian em trai bị bắt oan, chị Mai phải đi rửa chén thuê cả 3 ca để có tiền lo cho em trai.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Sáng hôm đó, bà tìm đến báo Pháp Luật TP.HCM. Vừa ngồi xuống bà khẳng định luôn: “Từ nhỏ nó rất bướng bỉnh, luôn làm theo ý mình nhưng nó là đứa con gái thông minh. Sau tất cả, nó sợ nhìn thấy tôi khóc. Dù nó có thế nào thì tôi cũng phải lo cho nó, không bỏ nó được”.

Bà nói về con gái Nguyễn Ngọc Mỹ Linh mà nỗi buồn như đóng băng trên gương mặt.

Thời điểm đó, vụ án oan của Mỹ Linh chưa được đình chỉ. Thậm chí Mỹ Linh còn vướng vào một vụ án khác mà như cô tâm sự sau này là cô bị người tình ép buộc...

Mỹ Linh đã gọi mối quan hệ đó là một sai lầm. Cô biết cần phải dứt khoát nhưng lại không thể làm được. Rồi cô có thai. Từ đó Mỹ Linh dấn thân vào một sai lầm khác.

Đầu năm 2016, anh ta chở cô và ép cô giật điện thoại của một người đang dừng xe bên đường. Cả hai cùng vào tù.

Trong khi chờ tòa xử, mẹ Mỹ Linh từ Lâm Đồng tìm đến báo. Bà nói về việc con bà bị tạm giam khi đang mang thai, nay cháu bà sinh trong tù. Bà mong muốn được đón con gái và cháu ngoại mới sinh về chăm sóc.

Nhưng từ vụ án này, Pháp Luật TP.HCM phát hiện cô bị oan trong một vụ án khác, xảy ra từ năm 2013. Báo lên tiếng nhắc lại vụ án và khẳng định rằng hành vi của cô trong vụ án năm 2013 không cấu thành tội phạm.

Đến tháng 9-2018, TAND quận Tân Bình, TP.HCM bồi thường cho cô 400 triệu đồng. Mỹ Linh trích ra 260 triệu đồng để mua một căn phòng nhỏ xíu ở xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi.

“Nhờ trời thương nên sức khỏe của mẹ em và con em đã tốt hơn rồi. Em không muốn mẹ lo lắng nữa. Em sẽ dùng số tiền còn lại mở một tiệm cà phê nho nhỏ để ổn định cuộc sống cho cả nhà” - Linh tâm sự.

Dù nghèo vẫn phải lo cho nhau

Tháng 6-2018, ba thanh niên bị oan trong vụ án “Nhậu xong đi tè bị quy tội cướp” đạt được thương lượng về số tiền bồi thường oan. 820 triệu đồng sẽ được chi trả bồi thường cho sự oan khuất của họ.

Ong Văn Sệt bị Công an huyện Bình Chánh về tận quê nhà ở xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng di lý về TP.HCM. Ở quê nhà, cha của Sệt bất ngờ qua đời. Từ đó, chị Ong Thị Mai của Sệt phải tăng ca. Một ngày chị làm thuê ba ca cho các quán ăn, tranh thủ giờ được ngủ, chị đến cậy nhờ luật sư, thăm nuôi em...

Đêm được thả, Sệt đi xe ôm từ trại giam Chí Hòa về nhà chị Mai ở quận 11, TP.HCM. Xong bữa cơm tối sum họp, chị Mai mới kể về cái chết đột ngột của cha. Suốt gần 500 ngày Sệt trong tù, chị Mai phải giấu sự thật đau lòng này vì sợ em nghĩ quẩn. Ngay trong đêm Sệt vội vã trở về quê.

Sau nén nhang trên bàn thờ và trước mộ cha, Sệt ôm chầm lấy mẹ khóc. Người phụ nữ gần 60 tuổi ấy đang sống lẻ loi trong căn nhà gió lùa tứ phía, ngửa cổ là thấy sao trời. Nền đất để hai chiếc chõng làm giường. Phía trên cao, bàn thờ ngút khói lập chưa tròn năm. Sệt vỗ về, an ủi mẹ rồi trở ra xã làm giấy tờ để mai tiếp tục lên Sài Gòn làm thuê.

“Tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua chuyện nọ chuyện kia. Có những người phải trải qua nhiều chuyện hơn người khác. Lo cho nó cũng là bổn phận của người chị, không thể lấy lý do nghèo khó mà bỏ mặc”. Chị Mai nói năng nhẹ nhàng, hiếm khi thấy nét buồn trên gương mặt dù nỗi lo về đứa em trai oan khuất chưa lúc nào ngơi trong chị.

Vượt qua mặc cảm

Tháng 7-2018, anh Bùi Minh Lý - người từng bị kết án ba năm tù về tội cướp giật tài sản chính thức được minh oan. Do đã hết thời hạn điều tra nhưng vẫn không chứng minh được anh có tội nên CQĐT Công an quận Bình Thạnh đã phải thừa nhận làm oan đối với anh.

Trước khi bị vướng vào vụ án oan, anh Lý là đảng viên dự bị, bí thư chi đoàn ấp, ấp đội trưởng ấp Trung, xã Đông Thạnh, Cần Giuộc. Ngoài công việc thợ hồ với thu nhập 230.000 đồng/ngày, buổi tối anh còn chở tôm thuê được 450.000 đồng/chuyến.

Có gì trong trái tim người phụ nữ? ảnh 2
Chị Tâm từ sáng sớm ra chợ chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình.

Khi bị bắt, anh đang trên đường từ Long An đi đón vợ đang làm ở một tiệm làm tóc ở quận Bình Thạnh. Phải có nghị lực lắm anh mới vượt qua được những kinh hoàng trong thời gian bị bắt giam.

Ngày trở về, anh không dám đi xin việc làm với ý nghĩ không ai muốn nhận một người từng đi tù. Những mặc cảm, tự ti dần dần cũng qua bởi bên anh có người vợ trẻ nắm chặt tay, tin tưởng vào chồng. Hiện anh Lý đang làm thợ hồ cùng cha vợ ở quê nhà. Vợ chồng anh đã có một bé gái. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạm biệt một dòng sông

Tạm biệt một dòng sông

(PLO)- Thiên nhiên kỳ diệu và phi thường đã không thể giữ nổi dòng sông, thế nên  nó chỉ còn cách yên lặng lùi vào ký ức. 
Chòng chành một khúc sông

Chòng chành một khúc sông

(PLO)- Hình ảnh chiếc ghe hủ tiếu bà Đen như là một ký ức, một điều cuối cùng còn sót lại của hồn quê xưa.
Xóm Chà giờ đã nhạt phai

Xóm Chà giờ đã nhạt phai

(PLO)- Xóm Chà của tôi, xóm Lưới của anh. Những tên xóm như một chỉ dấu cho vùng đất ven sông đã từng trù phú, phì nhiêu. Giờ đây, ngay cả cái tên cũng đã mất dần.
Sinh mệnh của dòng sông

Sinh mệnh của dòng sông

(PLO)- Cái đuôi của con sông Mekong dài thứ bảy châu Á gãy gọn thành chín cái đuôi nước dài kéo tận ra Biển Đông. Trên chín dòng chảy đó là hàng triệu sinh kế, chọn lựa khác nhau… 
Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

Chuyện một người Mỹ yêu Sài Gòn

(PLO)- Người Sài Gòn dù nghèo hay giàu đều rất cởi mở. Họ muốn chia sẻ về đời sống của họ và thích nói chuyện về mọi thứ. 
Sông quê, thiên đường tuổi dại

Sông quê, thiên đường tuổi dại

(PLO)- Quê nhà, dù phồn vinh hay lam lũ thì trong ký ức tuổi dại của mỗi người luôn là chốn thiên đường. Thiên đường tuổi dại của tôi là một khúc sông Hiếu sau nhà, nước trong văn vắt… 
Hiệu trưởng ‘soái ca’

Hiệu trưởng ‘soái ca’

(PLO)- Chưa đầy ba năm về Trường THPT Nguyễn Du giữ chức vụ quản lý, Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú đã đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi trường.
Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

Sông Hoài đang thở bên bờ Hội An

(PLO)- Khi bạn thật lòng yêu thương sông Hoài, bạn sẽ đau lòng khi thấy nó đau, đôi khi chỉ vì một nhúm rác, một vỏ chai nhựa trôi lềnh bềnh…
Du sông tháng Giêng

Du sông tháng Giêng

(PLO)- Có lẽ ít có đô thị nào được thiên nhiên ưu đãi bằng TP.HCM, nơi có con sông Sài Gòn chảy qua và giao nhau với hai hệ thống sông lớn khác là Đồng Nai và Vàm Cỏ.
Chuyện lạ miền Tây

Chuyện lạ miền Tây

(PLO)- Việc nuôi thòi lòi làm thú cưng có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa ai làm được.
Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

Cây cầu mùa lũ và hoa anh đào mùa xuân

(PLO)- Và dù thế nào đi nữa, những chùm hoa anh đào trắng tím phơn phớt hồng vẫn cứ nở đúng độ xuân về, cho lòng người còn nôn nao Tết, cho cây cầu khoác tấm áo mới mà đón xuân. 
Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

Rời Sài Gòn, về chùa trong mây núi

(PLO)- Sống giữa thị thành đầy rẫy ồn ào, khói bụi, rất nhiều người đã chọn chùa trên núi cao cho hành trình tìm về bản ngã của mình.
Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

Cùng xè mang 5S đi muôn nơi

(PLO)- Trên chiếc campervan, đôi vợ chồng cùng cậu con trai 5 tuổi đã thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt.
Chợ tết phong vị xưa

Chợ tết phong vị xưa

(PLO)- Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn, tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ con đi chơi chợ Tết như đi vào một thế giới thần tiên, hồi hộp và vui nhộn.
Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

Ăn rong hàng ‘độc’ Sài Gòn

(PLO)- Ba món độc được giới thiệu trong bài này nằm giữa kim tự tháp kẻ giàu - người nghèo, nghĩa là ai cũng có thể thưởng thức được.
Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

Cái duyên của bầu Đức và thầy Park

(PLO)- Bầu Đức chơi một canh bạc lớn khi lặn lội qua tận Hàn Quốc mời HLV Park Hang-seo cùng lời hứa “lo từ A đến Z cho đội tuyển quốc gia đến khi nào vô địch Đông Nam Á mới thôi” và ông đã thành công.
Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

Chúa sơn lâm, trùm hà bá!

(PLO)- Ông Lâm Tặc Tổ cho gọi con cháu họ Lâm về họp mặt cuối năm. Năm nay nhờ rừng trụi lũi, hết sạch những cây cổ thụ nên dòng họ Lâm phất như diều gặp gió. Đám con cháu đi ô tô bóng loáng, sang trọng về không thiếu mống nào.