Các thầy dạy vua triều Nguyễn (kỳ 2): Trần Văn Dư - thầy hai vua

Con đường khoa cử của Trần Văn Dư không hanh thông nhưng ông là người có tư chất thông minh, ham học từ nhỏ. 

Thầy dạy hai vua

Trần Văn Dư hiệu là Hoán Nhược, sinh ngày 15 tháng 11 năm Kỷ Hợi (31 tháng 12 năm 1839), tại làng An Mỹ Tây, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình (nay là xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).

Trường THPT mang tên danh sĩ Trần Văn Dư ở quê nhà Phú Ninh (Quảng Nam) - Ảnh Tư liệu

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, năm 19 tuổi (1858), Trần Văn Dư đỗ tú tài. Mười năm sau mới đỗ cử nhân. Bảy năm sau đó ông mới đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.

Ông có người vợ là bà Nguyễn Thị Tộ (1839-1913), con cụ Phó bảng Nguyễn Dục (1807-1877) Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử giám. Cụ Nguyễn Dục cũng là thầy của ba vua Dục Đức, Kiến Phúc và Đồng Khánh.

Tháng 10 (âm lịch) năm 1880, Trần Văn Dư được triệu về Huế làm Hàn lâm viện Thị độc, sung chức Giảng tập và dực thiện dạy Thụy quốc công Ưng Chân (sau này là phế đế Dục Đức, bố vua Thành Thái) và Ưng Ky (sau là vua Đồng Khánh). 

Trường Quốc học Huế, nơi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước - Ảnh NguyễnTý 

Thủ lĩnh phong trào Nghĩa hội

Trần Văn Dư có tinh thần yêu nước rất sớm. Tháng 2 (âm lịch) năm 1879, được điều động làm Tri phủ Quảng Oai (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Ở đây, ông bí mật liên lạc với các sĩ phu yêu nước, hợp tác với lực lượng của Hoàng Kế Viêm cùng mưu việc đánh Pháp. 

 Ngôi nhà của cụ Trần Văn Dư tại Quảng Nam - Ảnh tư liệu

Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, triều Nguyễn nhận thấy việc cử Trần Văn Dư làm Sơn phòng sứ Quảng Nam là điều bất lợi cho "xu thế hợp tác" của họ, nên cử Phó bảng Nguyễn Đình Tựu (nguyên Tế tửu Quốc tử giám ở Huế) ra giữ chức ấy, đồng thời đưa Trần Văn Dư lên làm Bố chánh tỉnh này, nhưng ông từ chối.

Hưởng ứng dụ Cần Vương, Trần Văn Dư cùng với Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành... thành lập Nghĩa hội Quảng Nam do ông làm Thủ hội.

Tháng 7 năm Ất Dậu (1885), ông thay mặt Nghĩa hội ra Bản Cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh đứng lên chống Pháp.

Ngày 4 tháng 9 năm đó, ông cùng Nguyễn Duy Hiệu, Tiểu La Nguyễn Thành, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hanh...chia quân ra làm nhiều cánh rồi cùng tiến đánh thành tỉnh La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên, Tuần phủ Nguyễn Ngoạn, Án sát Hà Thúc Quán phải dẫn quân rút chạy... Liên quân tiếp tục truy kích, đến tháng 10 năm 1885, thì các căn cứ của Nghĩa hội ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ, Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng... lần lượt bị vây đánh và thất thủ.

Trò hại thầy

Các thầy dạy vua triều Nguyễn (kỳ 2): Trần Văn Dư - thầy hai vua ảnh 5

Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), học trò và là người hại thầy - Ảnh: Nguyễn Tý chụp lại

Trong lúc gặp nguy nan, tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư giao quyền Thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu để ra Huế gặp vua Đồng Khánh (từng là học trò của ông), nhằm tìm ra một giải pháp.

"Dọc đường, ông bị quyền Tuần phủ sứ Quảng Nam Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp. Ông đã có những lời mắng chửi tên Tuần phủ này. Vì căm tức, Châu Đình Kế đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông tại góc thành La Qua (tức thành tỉnh Quảng Nam) ngày 13 tháng 12 năm 1885. Khi ấy, ông mới 46 tuổi" (Dẫn theo Nguyễn Q. Thắng, Từ điển tác gia Việt Nam, NXB Văn hóa, 1999).

Về việc Trần Văn Dư hy sinh, nhà văn Thái Vũ viết: "Cuối năm Ất Dậu (12-1885), ông từ chối việc vua bù nhìn Đồng Khánh, cũng là học trò mình, vời ra làm quan và bị bắt giữ. Chính Đồng Khánh đã phê trong tập tấu của ông là “Cựu thần giảng dạy, chuẩn cho khoan miễn tội trước và cho giải tán binh dũng, về đợi chỉ” (Đại Nam thực lục, tr.78-79, tập 37, Hà Nội). 

Chính đây là một sai lầm của Trần Văn Dư khi viết tờ tấu, hẳn với ý định mong được thương thuyết với triều đình bù nhìn Huế, khi binh lực nghĩa quân đang ở thế yếu. Trong tình huống đó, ông tưởng rằng Đồng Khánh trong nghĩa thầy trò có thể giúp cho mình hoãn binh, nhưng đáng tiếc, sự việc hoàn toàn ngược với dự tính ban đầu. 

Tên ông ngày nay được dùng để đặt cho một trường phổ thông trung học lớn ở quê nhà Phú Ninh (Quảng Nam). Đáng tiếc nhiều tài liệu sử học ngày nay không còn lưu giữ được hình ảnh của cụ. 

 

Vua Tự Đức bình phẩm về ông:“Nay nghĩ Trần Văn Dư, tước An Tịnh đạo, Giám sát ngự sử là người có văn học, tài năng; lại hay mưu hoạch, biết trị sự và đủ tiết tháo trong sự nghiệp, thích đương với chính trị, lại trong sạch, cẩn thận và chuyên cần trong việc chăm dắt, răn giới dân trong cương vị một vị quan mẫu mực.

Ngoài ra, Dư còn sáng suốt, lại đảm đương, biết kính lo và hay chịu đựng cùng những công tích sáng ngời đáng được biểu dương tại chốn triều nghi.

Kính thay

Tự Đức năm thứ ba mươi sáu ngày 30 tháng 3”.

(Theo Nguyễn Q. Thắng,Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2005).

Kỳ 3: Mai Khắc Đôn - thầy vua Duy Tân

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…