Ông Kim Jong-un sẽ đi bộ qua biên giới gặp ông Moon

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ đi bộ băng qua biên giới liên Triều để gặp thượng đỉnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Hòa bình ở làng Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự liên Triều vào 9 giờ 30 sáng mai, 27-4 (giờ địa phương).

“Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ bắt đầu cuộc gặp lịch sử đầu tiên của họ tại đường phân giới quân sự ở Bàn Môn Điếm vào khoảng 9 giờ 30 sáng mai” - Yonhap dẫn lời Chánh Văn phòng Nhà Xanh Im Jong-seok cho biết.

Như vậy ông Kim Jong-un sẽ là lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên bước qua biên giới liên Triều kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hai miền đã thống nhất sẽ truyền hình trực tiếp cuộc gặp thượng đỉnh, cả chi tiết ông Kim Jong-un bước qua biên giới liên Triều để đến Nhà Hòa bình.

Cuộc gặp giữa ông Moon và ông Kim là cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều thứ ba kể từ sau khi hai bên đình chiến. Hai cuộc gặp trước diễn ra vào năm 2000 và 2007, được tổ chức ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

Nhà Hòa Bình - thuộc phía Hàn Quốc ở làng Bàn Môn Điếm, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: YONHAP

Nhà Hòa bình - thuộc phía Hàn Quốc ở làng Bàn Môn Điếm, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: YONHAP

Bên cạnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo liên Triều sẽ có nhiều sự kiện khác diễn ra nhằm mục tiêu phát triển quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo nhằm hỗ trợ các nỗ lực quốc tế tiến tới giải trừ hạt nhân Triều Tiên, theo Yonhap.

Làng Bàn Môn Điếm cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 50 km, là nơi diễn ra lễ ký Thỏa thuận đình chiến tạm thời cuộc nội chiến Triều Tiên 1950-1953. Tên nguyên thủy của ngôi làng này là Neolmun-ri, được đổi thành Bàn Môn Điếm vào năm 1951. Cụ thể, năm 1951 lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã đặt một bảng chỉ dẫn tại một quán rượu ở làng Neolmun-ri chỉ đường cho quân Trung Quốc đến địa điểm đối thoại hòa bình gần đó. Dấu hiệu chỉ dẫn được đọc là Bàn Môn Điếm theo Hán tự.

Làng đình chiến Bàn Môn Điếm ban đầu không có đường biên giới, tuy nhiên sau khi các binh sĩ Triều Tiên dùng rìu sát hại hai binh sĩ Mỹ năm 1976 thì một đường phân giới quân sự được vạch ra.

Binh sĩ hai miền liên Triều đứng canh gác mặt đối mặt tại Khu vực an ninh chung (JSA) ở làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: YONHAP

Binh sĩ hai miền liên Triều đứng canh gác mặt đối mặt tại Khu vực an ninh chung (JSA) ở làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: YONHAP

Làng Bàn Môn Điếm là địa điểm chính diễn ra các cuộc đối thoại liên Triều kể từ năm 1971. Tính đến nay hai miền đã tổ chức hơn 655 vòng đối thoại, gần 55% diễn ra ở làng Bàn Môn Điếm, theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Hàn Quốc và Triều Tiên mỗi bên có hai tòa nhà ở làng Bàn Môn Điếm - các trung tâm hội nghị được dùng vào các cuộc đối thoại liên Triều và giao tiếp hai bên. Triều Tiên ngưng liên lạc biên giới và các kênh thông tin quân sự với Hàn Quốc từ tháng 2-2016, phản đối Hàn Quốc đóng cửa Khu công nghiệp chung liên Triều ở TP Kaesong phía Bắc Triều Tiên. Sau hai năm, Triều Tiên quyết định mở lại đường dây nóng biên giới vào tháng 1-2018 sau khi ông Kim Jong-un ra thông điệp hòa giải năm mới.

Nhà Hòa bình có ba tầng, được xây dựng từ năm 1989 ở phía Nam Khu an ninh chung (JSA). Căn nhà với chức năng tương đương ở phía Triều Tiên là Tongigak, được xây dựng năm 1985.

Hàn Quốc gần đây cho sơn sửa lại Nhà Hòa bình chuẩn bị cho sự kiện này, cho đặt một bộ bàn ghế mới hình bầu dục giữa trung tâm phòng họp của Nhà Hòa bình chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh. Bàn họp này cách các cạnh tường phòng họp đúng 2.018 mm - số năm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh, theo thông tin từ Văn phòng Nhà Xanh.

Một bộ bàn họp hình bầu dục mới được đặt vào trung tâm phòng họp chính của Nhà Hòa Bình – thuộc phía Hàn Quốc ở làng Bàn Môn Điếm, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: YONHAP

Một bộ bàn họp hình bầu dục mới được đặt vào trung tâm phòng họp chính của Nhà Hòa bình - thuộc phía Hàn Quốc ở làng Bàn Môn Điếm, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: YONHAP

Trong phòng họp có treo một bức tranh núi Kim Cương của Triều Tiên, hai lãnh đạo liên Triều sẽ cùng bắt tay và chụp ảnh chung trước bức tranh này. Hàn Quốc đã ngưng chương trình du lịch đến núi Kim Cương từ tháng 7-2008 sau khi một binh sĩ Triều Tiên bắn chết một nữ du khách Hàn Quốc.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.