5 sai lầm phổ biến ai đi xe máy cũng mắc phải

(PLO)- Quên tắt/bật đèn xi nhan, sử dụng đèn sai chế độ pha và cốt, thường xuyên rà côn… là những lỗi rất thường gặp khi đi xe máy.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

1. Quên tắt/bật đèn xi nhan

Đây là một lỗi rất thường xảy ra kể cả khi bạn là người đã có kinh nghiệm chạy xe lâu năm.

Khi cần chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe (quẹo trái, quẹo phải hoặc quay đầu), dừng xe sát vỉa hè… bạn cần phải bật xi nhan đúng hướng để các phương tiện phía sau có thể nhận biết từ xa.

Lưu ý, để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện phía sau, bạn nên bật xi nhan trước 25-30 m khi gần đến ngã rẽ, sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5-10 m mới tắt đèn tín hiệu. Tránh trường hợp bật đèn bên trái nhưng rẽ bên phải hoặc ngược lại, khiến xe phía sau không xử lý kịp.

Bật xi nhan đúng hướng cần rẽ, tránh trường hợp bật đèn bên này rồi đột ngột rẽ bên kia. Ảnh: TIỂU MINH

Bật xi nhan đúng hướng cần rẽ, tránh trường hợp bật đèn bên này rồi đột ngột rẽ bên kia. Ảnh: TIỂU MINH

2. Sử dụng chế độ đèn (pha/cốt) sai cách

Rất nhiều người không hề nắm được chức năng của những nút bấm trên xe, đơn cử như chế độ pha (chiếu xa) và cốt (chiếu gần).

Đèn pha là đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Chế độ này chỉ phù hợp khi đi đường cao tốc, quốc lộ… nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc cố tình nên đã sử dụng trong nội thành, gây chói mắt và khiến người đi ngược chiều có thể gặp tai nạn.

Lưu ý, khi bật pha, biểu tượng đèn pha trên đồng hồ sẽ sáng lên để cảnh báo.

su-dung-den-pha-va-cot-dung-cach

Sử dụng đèn pha/cốt phù hợp khi di chuyển trên đường, tránh gây chói mắt xe đối diện cũng thể hiện mình là người lịch sự. Ảnh: TIỂU MINH

Bên cạnh đó, nếu thấy xe đối diện đá pha 1-2 lần để nhắc nhở, bạn hãy ngay lập tức kiểm tra xem mình đang bật đèn pha hay cốt.

Ngược lại, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp (hướng xuống) đủ để quan sát được tình trạng mặt đường, sử dụng trong nội thành và khu dân cư. Chế độ này thường không gây chói mắt cho các xe đối diện và thể hiện sự lịch sự.

3. Sử dụng côn và ga không đều

Kiểm soát côn và ga không đều khiến xe tắt máy là vấn đề rất thường gặp khi mới tập chạy xe tay côn.

Khi bóp côn để chuyển số, bạn nên làm nhanh và dứt khoát, ngược lại, khi thả côn bạn cần phải thực hiện từ từ để tránh xe bị giật, bốc đầu hoặc chết máy. Hãy ghi nhớ câu “côn ra thì ga vào”, nghĩa là tay trái nhả côn từ từ thì tay phải đồng thời lên ga nhẹ để tránh tắt máy.

bop-con-dung-cach

Chạy xe không nên rà côn thường xuyên, điều này sẽ khiến các lá côn và lá sắt nhanh mòn hoặc bị cháy. Ảnh: TIỂU MINH

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần đi đúng số với mức ga phù hợp. Ví dụ, nếu đi số thấp và lên ga quá cao, máy sẽ gầm rú và rung lắc. Ngược lại, nếu số cao và để ga thấp, xe sẽ bị ì, không có sức kéo và dễ tắt máy.

4. Vượt xe phía trước không đúng cách

Vượt xe là kĩ năng cần thiết mà mọi người đều phải học và phải biết trong quá trình lái xe.

Thứ nhất, trước khi vượt xe phía trước, bạn cần phải báo hiệu bằng đèn (đá pha 1-2 lần) hoặc còi để xin đường. Lưu ý, sau 22h thì bạn chỉ nên dùng đèn.

Thứ hai, chỉ được vượt xe khác khi phía trước không có chướng ngại vật và phải vượt ở phía bên trái, đồng thời ngó kính chiếu hậu để xem phía sau có xe nào khác hay không trước khi lách ra vượt lên.

vuot-xe-an-toan

Bật tín hiệu khi cần vượt, đồng thời đảm bảo phía trước không có chướng ngại vật. Ảnh: Pexels

5. Không thực hành khi mới mua xe

Thực ra, việc chạy xe máy (xe ga, xe côn tay hoặc xe số thông thường) tương đối dễ, tuy nhiên, để chạy an toàn và thuần thục, bảo vệ xe đúng cách thì không nhiều người làm được.

Một số người thường có thói quen mua xe xong mới tập chạy và thường không thực hành kĩ càng, đặc biệt là các kĩ năng như phanh xe sao cho an toàn, bẻ lái, rẽ từ điểm dừng, sử dụng ga số phù hợp khi vào cua…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm