7 dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều đường

Không có ai không biết một điều là đường có trong hầu hết mọi thứ mình ăn. Nhưng bạn có biết không, thậm chí ngay cả những thức ăn bạn không hề nghĩ rằng có đường thực tế cũng có một lượng đường nhất định.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng Brooke người sáng lập B-Nutritious và là thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã tìm hiểu và đưa ra những dấu hiệu để giúp mọi người biết được khi nào cần phải cắt giảm lượng đường, trên trang MarieClair.

  1. Bạn liên tục thèm ăn ngọt

Hạn chế lượng đường vào cơ thể, sức khỏe sẽ ổn định hơn. Ảnh minh họa: Brightside

Theo chuyên gia dinh dưỡng Alpert, nếu bạn càng ăn nhiều đường thì bạn sẽ càng thèm ăn đường nhiều hơn. Chia sẻ trên tạp chí Delish, cô cho biết: "Với chế độ ăn uống có lượng đường cao, cơ thể bạn sẽ có phản ứng hormone như làn sóng tương tự như phản ứng với thuốc. Tức là càng ăn nhiều đường, cơ thể bạn được kích hoạt và thèm muốn ăn đường nhiều hơn và bạn sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn cơn thèm ăn đó. Khi bạn cảm thấy mình bị thôi thúc khao khát thèm ăn cái gì đó ngọt ngào, đừng bỏ qua nó vì rất có thể ham muốn đó của bạn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn".

2. Bạn đã tăng cân

Có thể bạn không cần chúng tôi nói với bạn điều này nhưng nếu bạn nhận thấy rằng gần đây mình đã tăng vài cân thì cũng nên xem xét việc cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống. Lý do là nếu chế độ ăn của bạn nhiều đường thì bạn sẽ càng muốn ăn thêm những thực phẩm ngọt chứa đường khác, dẫn đến dư thừa lượng đường trong cơ thể, lượng đường dư thừa chính là lượng calo thừa. Và nếu chế độ của bạn không có hoặc ít chất đạm hoặc chất xơ thì tình trạng này càng tồi tệ thêm. Chuyên gia Alpert nói rằng: "Khi cơ thể bạn quá thừa đường, nó sẽ sản xuất ra nhiều insulin và theo thời gian, sản lượng  insulin thừa có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, ảnh hưởng đến quá trình đốt chất béo."

3. Bạn thường xuyên trải qua những thay đổi về tâm trạng

Nếu tâm trạng của bạn thay đổi liên tục đến bất ngờ thì rất có thể nguyên nhân là do lượng đường bạn đã ăn.

Ông Alpert nói: "Sự suy giảm của lượng đường trong máu xảy ra khi bạn ăn ít đường hơn bình thường sẽ có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nếu như năng lượng của bạn cũng đang cạn kiệt, điều đó chỉ góp phần gây ra một thái độ xấu". Cũng theo trang Prevention.com, lượng đường trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn vì đường có thể làm tăng mức độ viêm trên cơ thể. Một nghiên cứu được JAMA Network công bố vào năm 2015 cho thấy những bệnh nhân trầm cảm lâm sàng có nguy cơ viêm não cao hơn 30%.

5. Da bạn bị đỏ hoặc nổi mụn

 "Một số người nhạy cảm với việc tăng insulin từ lượng đường được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều, điều này có thể làm giảm lượng hormon và dẫn tới sự "bùng nổ trên da mặt như mụn trứng cá hoặc chứng đỏ mặt" Alpert nói.

Chứng đỏ mặt là bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.

6. Bạn thường xuyên mệt mỏi do hết năng lượng

Bạn có bao giờ bạn cảm thấy thật khó tập trung để có đủ năng lượng cho một ngày làm việc và cho dù đã uống cốc cà phê gấp ba lần đường cũng không giúp ích gì? Nếu bạn thực sự đã rơi vào tình trạng đó thì nên nghĩ rằng mình đã tiêu thụ quá nhiều đường.

"Năng lượng cơ thể ổn định nhất khi đường trong máu ổn định, vì vậy khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, mức đường quá cao khi mới ăn và quá thấp khi đã cạn kiệt sẽ dẫn đến tình trạng năng lượng quá cao hoặc quá thấp lúc đó mà khi lượng đường sụt giảm quá nhanh thì bạn sẽ dễ bị thay đổi tâm trạng và mệt mỏi" - Alpert nói. Bên cạnh đó, ăn nhiều đường cũng có nghĩa là bạn không ăn đủ chất đạm và chất xơ. Kết quả là bạn không đủ no và năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ cho các hoạt động hằng ngày của bạn. 

7. Bạn bị sâu răng

Ngay từ khi còn nhỏ bạn đã nghe bố mẹ nhắc nhở nhiều đến chuyện ăn ít bánh kẹo hay đồ ngọt. Và nguyên nhân đơn giản nhất mà các ông bố bà mẹ thường đưa ra là để tránh sâu răng.

Alpert nói: "Khi vi khuẩn ăn các hạt thức ăn giữa răng, acid được tạo ra, gây ra sâu răng. Các acid được giải phóng khỏi những phân tử thực phẩm bám lại trên răng, kết hợp với nước bọt trong miệng để tạo thành mảng bám. Và khi mảng bám không bị loại, răng của bạn có thể bắt đầu bị tổn thương. Càng ăn nhiều đường, quá trình này diễn ra càng nhanh".

 

7 dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều đường ảnh 2
Thức ăn ngọt thúc đẩy sự hình thành sâu răng. Ảnh: Brightside

Bao nhiều đường là quá nhiều?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường được khuyến cáo nên ở dưới 10% lượng ăn hằng ngày của bạn. Hằng ngày 10% này tương đương với  bảy muỗng cà phê đường đã pha thêm. Đường là ngon nhất và tất cả chúng ta đều thích nó nhưng ăn quá nhiều có thể có quá nhiều hậu quả bất lợi. Trong thực tế, chỉ cần 4 g carbohydrate = 1 muỗng cà phê đường trong cơ thể bạn. Theo dõi các dấu hiệu đã thảo luận ở trên và cố gắng cắt giảm lượng đường ăn hằng ngày của bạn. Tìm đường trong các sản phẩm tự nhiên như trái cây, rau, quả hạch hoặc ngũ cốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm