Ăn giấm có tốt cho người tiểu đường?

Giấm có chứa axit axetic được biết đến với tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Theo Boldsky, dưới đây là mối liên quan giữa giấm và bệnh tiểu đường:

Tiêu thụ giấm táo trước bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ảnh: NGUYÊN VÕ

Có thể làm giảm lượng đường sau ăn

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung giấm có thể giúp giảm lượng đường tăng sau bữa ăn sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng đường huyết cao. Điều này cho thấy rằng giấm có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng glucose ở bệnh nhân tiểu đường.

Cải thiện hoạt động của các tế bào beta tuyến tụy

Theo một nghiên cứu, giấm gạo trắng có thể giúp cải thiện hoạt động của các tế bào beta tuyến tụy, từ đó duy trì lượng glucose trong cơ thể. Ngoài ra, giấm cũng có thể làm giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện lưu trữ glycogen trong gan và góp phần quản lý glucose.

Làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi giấm được thêm vào thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao như gạo, thì chỉ số đường huyết của nó có thể giảm 20-35%. Ngoài ra, khi các thực phẩm như dưa chuột được ngâm với giấm, chỉ số đường huyết có thể giảm hơn 30%. Điều này cho thấy rằng, giấm có đặc tính làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm.

Tác động tích cực đến chỉ số đường huyết và stress oxy hóa

Một nghiên cứu cho thấy, giấm táo có tác dụng với stress oxy hóa và chỉ số đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường.

Căng thẳng oxy hóa được biết là làm tổn thương các tế bào tuyến tụy do các gốc tự do, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Đặc tính chống oxy hóa của giấm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các cơ quan quan trọng như tuyến tụy, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm