Áo 'ngược dòng', không trục xuất nhà ngoại giao Nga

Làn sóng trục xuất nhà ngoại giao Nga liên quan vụ cha con cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh đã lan ra cả 19 nước châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên không phải tất cả các nước hay chính trị gia châu Âu đồng ý quyết định này, đã bắt đầu xuất hiện ý kiến ngược lại, trong đó có Áo.

Ukraine tuyên bố trục xuất tới 13 nhà ngoại giao Nga. Anh ngoài trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga từ ngày 20-3 thì ngày 26-3 cùng một số nước châu Âu như Đức, Ba Lan tuyên bố trục xuất thêm 4 nhà ngoại giao Nga.

Lithuania, Cộng hòa Czech tuyên bố trục xuất từ 3 nhà ngoại giao Nga. Hà Lan, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Albania tuyên bố trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga mỗi nước. Phần Lan, Thụy Điển, Nauy, Romania, Croatia, Hungary, Latvia, Estonia mỗi nước trục xuất 1 nhà ngoại giao Nga.

Iceland cho biết sẽ tạm ngưng liên lạc song phương với Nga ở cấp cao nhất, Tass dẫn lời đặc phái viên Nga tại Iceland cho biết.

Tại Mỹ ngày 26-3 Tổng thống Donald Trump ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle.

Không hành động theo các nước trên, Áo đã chọn không trục xuất nhà ngoại giao Nga, nói muốn duy trì mở cửa đối thoại với Nga. Nói với Sputnik sau hàng loạt thông báo trục xuất nhà ngoại giao Nga từ các nước châu Âu, người phát ngôn chính phủ Áo Peter Launsky-Tieffenthal cho biết Áo “sẽ không có bất kỳ biện pháp nào ở cấp quốc gia, sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao”.

Quốc hội Áo ở Vienna (Áo). Ảnh: REUTERS

Quốc hội Áo ở Vienna (Áo). Ảnh: REUTERS

“Lý do cho quyết định này là vì chúng tôi muốn duy trì mở cửa các kênh đối thoại với Nga. Áo là một nước trung lập và là một cầu nối giữa đông và tây Âu. Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ quyết định triệu hồi đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Nga” – theo ông Launsky-Tieffenthal.

Một số nước châu Âu cho rằng quyết định của Áo chỉ gây thêm vấn đề.

Ngoài Áo, một số nước và chính trị gia châu Âu khác cũng đang thận trọng. Ngày 26-3, ông Andreas Maurer, lãnh đạo đảng Die Linke ở Đức nói với Sputnik rằng lý ra Đức không nên vì thể hiện sự thống nhất trong EU mà trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga.

Theo ông Maurer, Nga có thể sẽ trục xuất nhà ngoại giao từ tất cả các nước đã trục xuất nhà ngoại giao Nga, bước đi tổn hại quan hệ các bên.

“Tất cả chúng ta đều biết Nga phải trả lời hành động của các nước. Tôi chắc chắn các nhà ngoại giao Đức đang ở Anh tới đây sẽ bị trục xuất. Chúng ta biết điều đó luôn xảy ra và không giải quyết được vấn đề” – ông Maurer nói với Sputnik.

Hoa được đặt gần nơi cha con cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại thị trấn Salisbury (Anh). Ảnh: REUTERS

Hoa được đặt gần nơi cha con cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại thị trấn Salisbury (Anh). Ảnh: REUTERS

Quan ngại của ông Maurer hoàn toàn có cơ sở. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 26-3 tuyên bố Nga sẽ có hành động trả lời từng nước trên: “Sẽ có các bước đi cần thiết với các nước liên quan, cả việc trục xuất nhà ngoại giao cũng như đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle ở Mỹ”.

Và trong khi Anh và các nước phương Tây đều cáo buộc Nga là thủ phạm đầu độc thì ông Maurer lại có quan điểm khác.

“Rõ ràng phương Tây không muốn bằng chứng sự việc và xem nó xảy ra như thế nào. Họ ra quyết định đơn thuần về chính trị, một quyết định biểu tượng, chúng ta đều biết điều đó. Và buồn cười chúng ta trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga trong khi điều này không giải quyết được gì” – ông Maurer nói.

Còn nhớ trước hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu (EC) tại Bỉ tuần trước có sự tham gia của Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nhấn mạnh nhu cầu phải điều tra toàn diện vụ đầu độc trước khi ra kết luận.

“Chúng ta phải thể hiện sự thống nhất với Anh, với người dân Anh, nhưng chúng ta cũng cần phải điều tra” – theo ông Tsipras.

Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, một cựu luật sư hình sự, cho biết muốn nghe lời bà May nói tại hội nghị trước khi có bất cứ quyết định nào.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm