Bắc Cực - 'chiến địa' mới của Mỹ, Nga và Trung Quốc?

Theo tờ Times of India, hôm 22-7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ hoạt động tích cực hơn ở Bắc Cực để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga cũng như cản trở Trung Quốc tiến vào khu vực này.

Trong chuyến thăm ngắn ngủi tới Đan Mạch, ông Pompeo đã hoan nghênh việc mở lại Lãnh sự quán Mỹ ở Greenland, một khu vực tự trị thuộc Đan Mạch. Ông cũng công bố một thỏa thuận thương mại và đánh bắt cá bền vững mới với quần đảo Faroe, một khu tự trị khác của Đan Mạch ở Bắc Đại Tây Dương.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Laszlo Balogh/GETTY


"Đây là một chương mới cho Mỹ tại Greenland” - ông Pompeo nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod.

Lãnh sự quán Mỹ tại Nuuk (thủ phủ Greenland) đã mở cửa trở lại vào tháng 6 sau một thời gian gián đoạn kéo dài hàng thập niên. Việc mở cửa lại đã thu hút sự quan tâm của nhiều người vì Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái đã nhiều lần bày tỏ ý muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch.

Bộ trưởng văn hóa và đối ngoại của quần đảo Faroe - ông Jenis av Rana, nói với truyền thông Đan Mạch trước cuộc gặp giữa ông Kofod và ông Pompeo rằng ông rất muốn biết Mỹ nhìn nhận như thế nào về vai trò của quần đảo này ở Bắc Cực.

Ông cũng băn khoăn về khả năng thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và quần đảo Faroe có khoảng 52.000 cư dân nằm ở phía bắc Scotland này.

Ông Av Rana nói trên một đài truyền hình Đan Mạch rằng ông lo ngại Bắc Cực có thể trở thành chiến trường của Mỹ và các cường quốc khác, bao gồm Nga và Trung Quốc.

Trong cuộc hội đàm với ông Kofod, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và đại diện của Greenland và quần đảo Faroe, ông Pompeo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của độc lập về năng lượng, đặc biệt là với Nga.

Chính quyền ông Trump phản đối kịch liệt đường ống Nord Stream 2 dưới biển Baltic từ Nga đến Đức. Tuần trước, Washington đã cảnh báo các công ty liên quan đến dự án sẽ phải chịu hình phạt của từ Mỹ nếu họ không ngừng việc này lại.

Tuy nhiên, cơ quan môi trường của Đan Mạch - nơi phần cuối của đường ống chạy qua đã bác bỏ phản đối của Mỹ, khiến Mỹ càng đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn dự án này.

Đường ống dài 1.200 km này cũng bị các nước Đông Âu phản đối vì họ cho rằng sẽ làm tăng sự phụ thuộc về năng lượng của châu Âu đối với Nga.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới