Báo Pháp Luật TP.HCM sẽ mở ra nhiều hình thức tư vấn pháp luật mới

 

Khung cảnh buổi họp mặt Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí của báo Pháp luật TP.HCM

Để đổi mới hoạt động của Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí, báo Pháp Luật TP.HCM  đã đầu tư và ra mắt trang Netluat trên Pháp Luật TP.HCM Online. Giới thiệu về phương thức hoạt động của trang Netluat, ông Mai Ngọc Phước, Phó tổng biên tập phụ trách báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: “Nhằm tăng tính tương tác nhiều hơn với bạn đọc, ngoài việc tư vấn trực tiếp cho bạn đọc tại trụ sở báo, thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh chương trình tư vấn pháp luật qua mạng. Theo đó, bạn đọc có thể gửi câu hỏi bằng thư điện tử và các luật sư sẽ giải đáp trên trang Netluat. Đối với những vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều người thì chương trình sẽ có những video clip để tư vấn. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ tổ chức các ngày hội tư vấn pháp luật lưu động đến những nơi đông dân cư, khu vực vùng ven hoặc ngoại thành theo từng chuyên đề đến mang pháp luật đến với đông đảo người dân. Đồng thời, báo sẽ mở nhiều diễn đàn để các thành viên của chương trình tham gia phân tích, bình luận, trao đổi các vấn đề thời sự pháp lý…  để qua đó góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật”.

Ông Mai Ngọc Phước, Phó tổng biên tập phụ trách báo Pháp Luật TP.HCM,
cho biết trong thời gian tới báo Pháp Luật TP.HCM sẽ mở ra nhiều hình thức tư vấn pháp luật mới . Ảnh: Huyền Vi

Kế hoạch hoạt động nêu trên được nhiều luật sư ủng hộ. Luật sư Phùng Thị Hòa cho rằng: “Thay vì chỉ dừng lại ở việc tư vấn tại trụ sở thì chương trình nên đi đến các vùng sâu, vùng xa để tư vấn trực tiếp. Từ các hoạt động như thế thì bạn đọc sẽ biết đến chương trình cũng như báo Pháp Luật TP.HCM nhiều hơn”.

Báo Pháp Luật TP.HCM sẽ mở ra nhiều hình thức tư vấn pháp luật mới ảnh 3
Luật sư Trần Hải Đức góp ý cho Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí của báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: Huyền Vi

Luật sư Trần Hải Đức góp ý: Để bạn đọc tin tưởng và chọn chương trình thì các thành viên tham gia chương trình cần tư vấn đến tận cùng vụ việc. “Chúng ta phải theo dõi kết quả của từng vụ việc bạn đọc nhờ báo tư vấn. Sau đó thông tin kết quả vụ việc này trên mặt báo.Tiếp đến chương trình cần phải gọi điện thoại đến bạn đọc hỏi họ đã hài lòng với việc tư vấn hay chưa? Như thế bạn đọc mới thấy được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của chương trình. Nếu làm tốt các vấn đề này thì chương trình của mình sẽ tự tỏa sáng và thu hút thêm nhiều bạn đọc ” - luật sư  Đức nói.

Báo Pháp Luật TP.HCM sẽ mở ra nhiều hình thức tư vấn pháp luật mới ảnh 5
  Báo Pháp Luật TP.HCM trao tặng kỷ niệm chương cho các luật sư và chuyên viên của một số sở, ngành là thành viên của Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí. Ảnh: Huyền Vi

 

Nhìn lại 10 năm Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí

Chương trình Trợ giúp pháp lý miễn phí của báo Pháp luật TP.HCM đã có hơn 10 năm hoạt động. Mục đích của của chương trình nhằm cũng cố, mở rộng mối quan hệ giữa báo, các luật sư, chuyên viên các sở ngành với bạn đọc. Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Trong hơn 10 năm qua chương trình đã tư vấn pháp luật trực tiếp, trợ giúp pháp lý cho hơn 47.500 lượt bạn đọc ở mọi lĩnh vực như: Dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, kinh tế, hành chánh, lao động, …

Chương trình cũng đã tổ chức hơn 2 ngàn buổi tư vấn với hơn 7 ngàn lượt tham gia của các thành viên trong chương trình. Hiện nay chương trình đã trở thành điểm tựa pháp lý cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp tổ chức…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm