Bị cáo Tề Trí Dũng nói mang tiền tham ô đi làm từ thiện
HOÀNG YẾN
Sáng 29-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
Ngoài hành vi bán rẻ 9 triệu cổ phần gây thiệt hại cho SADECO hơn 1.103 tỉ đồng, bị cáo Tề Trí Dũng (cựu tổng giám đốc, thành viên HĐTV IPC, chủ tịch HĐQT Công ty SADECO) cùng các đồng phạm bị cáo buộc tham ô tài sản.
Ông Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn duyệt chi nhiều khoản tiền từ nguồn thù lao và quỹ khen thưởng hội đồng quản trị, ban kiểm soát cho mình và nhiều người khác. Ông Dũng nhận tổng cộng hơn 1,7 tỉ đồng bằng hình thức thông qua các thư ký, nhân viên của Công ty SADECO. Các thư ký nhận tiền mặt từ thủ quỹ rồi giao lại cho Dũng.
Quá trình điều tra, ông Dũng khai số tiền trên sử dụng để hỗ trợ bà con nghèo nhân dịp khánh thành cầu Tắc Cạn (Long An), hỗ trợ người ốm, hỗ trợ các đoàn công tác, chi quà Tết…
Tại tòa, ông Dũng thừa nhận bản thân đã được nhận 1,7 tỉ đồng nhưng nộp thuế 35% nên chỉ thực nhận 1,2 tỉ đồng. Ông nghĩ đó là tiền thù lao khen thưởng của công ty nên đương nhiên được nhận.
Bị cáo Tề Trí Dũng. Ảnh: M.TÂM
Giãy bày thêm, ông Dũng nói không sử dụng tiền này để chi xài cá nhân mà đều làm từ thiện. Sau đó, thấy dư luận trong công ty ồn ào là ban giám đốc có thu nhập cao nên bức xúc và đề nghị bị cáo Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên tổng giám đốc SADECO) không cho tên mình vào danh sách nhận tiền nữa.
Bị cáo nói việc làm đó không phải nhằm mục đích báo cáo sai mà không muốn mang tiếng xấu. Sau khi điều tra vào làm việc, thấy nói tiền này là nhận sai nên bị cáo đã trả lại tiền cho SADECO thông qua Phúc.
“Tôi không nghĩ đó là tiền tham ô và khi bị khởi tố đã nộp lại hết số tiền này. Bị cáo nhận thức rõ, đáng lẽ xưa không nên làm như vậy, đáng lẽ trích thành quỹ công tác xã hội của công ty thì sẽ không có ngày hôm nay” - bị cáo Dũng nói.
Bị cáo Dũng nói nhận thức pháp luật hạn chế và đề nghị HĐXX đánh giá lại, nếu bị xử tội tham ô thì cũng chấp nhận, không có ý kiến gì.
Các bị cáo trước khi toà xét hỏi. Ảnh: H.YẾN
Còn bị cáo Phúc thừa nhận là người đại diện theo pháp luật của SADECO nhưng không tham ô nên đề nghị HĐXX xem xét lại.
Bị cáo Phạm Xuân Trung (phó tổng giám đốc IPC, đại diện vốn IPC, thành viên HĐQT Công ty SADECO) cũng khẳng định có nhận tiền thù lao khen thưởng hơn 300 triệu nhưng nghĩ rằng đây là tiền của mình nên nhận. Sau này Phúc thu lại thì cũng đã trả.
Tương tự, các bị cáo khác nghĩ tiền thù lao mình nên nhận, không chiếm đoạt của ai, sau đó cũng tự nguyện trả lại nên băn khoản bị truy tố tội tham ô.
Trong vụ án này, ông Dũng, Phúc, Trung, Đỗ Công Hiệp (nguyên kế toán trưởng SADECO), Huỳnh Phước Long (đại diện vốn Văn phòng Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (đại diện vốn Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận), Phạm Xuân Trung (phó tổng giám đốc IPC, đại diện vốn IPC), Trần Đăng Linh (nguyên phó tổng giám đốc SADECO) và Nguyễn Văn Minh (nguyên trưởng ban Kiểm soát SADECO) bị truy tố về tội tham ô tài sản.
(PLO)- Khi đối chất, ông Dũng khai khi làm tổng giám đốc của IPC, ông nhận được rất nhiều chỉ đạo của ông Cang, và khi có lời nói của ông Cang về việc giúp đỡ Nguyễn Kim, ông coi đây là chỉ đạo để làm việc.
(PLO)-Khó thi hành án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và các cựu quan chức Đà Nẵng; vụ Phạm Công Danh tại dự án sân vận động Chi Lăng dẫn đến kết quả THA thấp, không hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
(PLO)- Bốn bị cáo là cựu chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và một cựu giám đốc sở bị đưa ra xét xử liên quan sai phạm tại dự án ở 28E Trần Phú, TP Nha Trang.
(PLO)- Sau ly hôn, tài sản tuy đã được hai bên thỏa thuận phân chia, nhưng một bên vẫn cố tình không giao lại. Vậy bên còn lại phải làm gì để lấy lại tài sản đã được thống nhất chia cho mình?
(PLO)- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, chỉ được mở cửa đi, trổ cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m; tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà họ.
(PLO)- Theo luật sư, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo mà CQĐT, VKS hoặc tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
(PLO)- Theo VKSND Tối cao, cần rút kinh nghiệm một số vấn đề như tòa tuyên chưa chính xác tên tội danh, việc tách phần dân sự là chưa giải quyết triệt để, vi phạm phạm vi xét xử phúc thẩm...
(PLO)- Theo Thông tư mới, người bị loạn thị nếu các tiêu chuẩn khác về sức khoẻ đạt yêu cầu thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự, thay vì quy định tất cả các trường hợp viễn thị đều không đủ điều kiện sức khoẻ như hiện nay.
(PLO)- Đây là đề xuất được nêu tại Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân nhằm đảm bảo nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
(PLO)- Bằng việc tổ chức nhiều hoạt động, trại giam Xuân Lộc đã cố gắng, nỗ lực từng ngày giúp các phạm nhân có suy nghĩ tích cực, niềm tin vào tương lai phía trước.
(PLO)- Người được thi hành án cho biết do quá mệt mỏi nên bà chấp nhận mức giá bằng một nửa so với yêu cầu của bà, những vấn đề liên quan sẽ tìm hướng xử lý sau.
(PLO)- Nữ bị cáo đã lừa tình nạn nhân, sau đó nói dối là đã mang thai và sinh con với người này một cách tinh vi để lừa chiếm đoạt nạn nhân 2,2 tỉ đồng...
(PLO)- Để có được bữa cơm sum họp với người thân, những phạm nhân này không chỉ phải chấp hành tốt nội quy trại giam mà còn đạt được những thành tích đáng khích lệ trong quá trình chấp hành án.