Bị cáo Tề Trí Dũng nói về chỉ đạo miệng của ông Tất Thành Cang
HOÀNG YẾN
Chiều 28-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn - gọi tắt là SADECO.
Ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM) và 11 bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Quá trình điều tra, ông Cang khai việc bút phê “đồng ý” vào tờ trình và ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 495 là đúng chức trách, nhiệm vụ theo quy chế, quy định. Việc đồng ý là do người đại diện vốn đã báo cáo không trung thực, che giấu việc lựa chọn Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim và không cung cấp đầy đủ thông tin khi xin ý kiến Thành ủy.
Trước toà, ông Cang cho rằng cáo trạng truy tố mình không đúng. Ông Cang cho rằng không chỉ đạo ông Tề Trí Dũng (Tổng giám đốc, thành viên HĐTV Công ty IPC và Chủ tịch HĐQT SADECO) và đề nghị toà cho đối chất làm rõ.
Ông Tề Trí Dũng được dẫn giải đến phiên xử. Ảnh: M.TÂM
Khi gọi đối chất, ông Dũng nói trình bày cụ thể hơi mất thời gian. Ông khai vốn không quen biết ai bên Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim. Tuy nhiên trong một buổi lễ diễn ra tại một công ty khác thì bị cáo có tham dự. Lúc đó xuất hiện 2 người của Công ty Nguyễn Kim, trong đó có tổng giám đốc. Và tổng giám đốc của công ty Nguyễn Kim có nói với ông việc mong muốn được tham gia vào Công ty SADECO. Đáp lại ông Dũng nói mình chỉ là người đại diện phần vốn nhà nước tại SADECO. Còn lại việc quyết định ai tham gia vào phải thông qua chủ tịch UBND TP và phó bí thư thường trực Thành ủy lúc bấy giờ là ông Cang.
Nửa tháng sau ông Dũng gặp ông Nguyễn Văn Kim (chủ tịch Nguyễn Kim) và ông Cang. Ông Cang có nói giúp đỡ Nguyễn Kim.
Bị cáo Dũng cũng giải bày thêm anh Cang không chỉ đạo phát hành cổ phần, cổ phiếu, mà chỉ nói giúp đỡ Nguyễn Kim. Việc phát hành cổ phần này là cả quá trình họp và nghiên cứu, báo cáo của SADECO. Việc phát hành cổ phần này không phải là do chỉ đạo của anh Cang.
Ông cũng khẳng định nếu không có lời nói của anh Cang thì chắc chắn không xúc tiến các công việc sau đó, hoặc nếu không đúng ý và chủ trương của lãnh đạo thì không nên làm.
Ông Tất Thành Cang tại toà. Ảnh: M.TÂM
Bị cáo này cũng khai khi làm tổng giám đốc của IPC, ông nhận được rất nhiều chỉ đạo của ông Cang. Những chỉ đạo này đều là những chỉ đạo tâm huyết để tốt cho IPC. Vậy nên, khi có lời nói của ông Cang về việc giúp đỡ Nguyễn Kim, ông Dũng coi đây là chỉ đạo để làm việc.
Dù ông Dũng thừa nhận đây chỉ là mở lời của ông Cang, về mặt pháp lý nó không có giá trị. Nhưng theo nhận thức việc nghe theo ý kiến chỉ đạo miệng của cấp trên chính là vấn đề đạo đức. Nhưng nếu chỉ đạo này là trái pháp luật thì bị cáo không bao giờ làm.
Bác lại, ông Cang cho là mình không có vai trò chỉ đạo, quyết định và là đầu vụ trong vụ án. Vì Đại hội đồng cổ đông SADECO hoạt động tuân theo nguyên tắc đối vốn. Vốn của Văn phòng Thành ủy trong SADECO là 16,7%, không chiếm tỉ lệ phủ quyết đối với hoạt động của HĐQT. Đại diện vốn của Văn phòng Thành ủy chỉ có 2/7 thành viên nên phần vốn của Văn phòng Thành ủy không có vai trò quyết định hoạt động của SADECO.
Ông Cang giải thích từ tờ trình 12A, Văn phòng Thành ủy căn cứ làm tờ trình nhưng tờ trình này không có giá trị pháp lý tại SADECO và không được HĐQT SADECO họp bàn để trình cho đại hội cổ đông.
Tại đại hội cổ đông chỉ trình 1 phương án duy nhất chứ không trình 2 phương án để các cổ đông được lựa chọn biểu quyết. Đại hội cổ đông quyết định thời gian chuyển nhượng vốn ngay sau đại hội trong khi tờ trình không xác định thời gian chuyển nhượng vốn.
Bị cáo cho rằng đại diện vốn khi báo cáo, xin ý kiến phải trung thực, chính xác, kịp thời. Do cơ sở báo cáo không trung thực, không có cơ sở pháp lý từ tờ trình 12A, dẫn đến việc quyết định các nội dung tại đại hội cổ đông không đúng với nội dung bản chất đã được trình bày tại cuộc họp mà ông chủ trì.
Theo Luật quản lý kinh doanh vốn nhà nước, quy chế 119 thì Văn phòng Thành ủy và đại diện vốn Văn phòng Thành ủy không được sử dụng văn bản nội bộ của phó bí thư thường trực với tờ trình để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông năm 2017. Thông báo 495 chỉ có giá trị trong phạm vi 16,7% vốn của Văn phòng Thành ủy và chỉ có giá trị trong đại hội cổ đông nếu đại hội đó căn cứ vào tờ trình 12A.
(PLO)- Trong vụ tai nạn giao thông ở Bạc Liêu, nhiều người ngạc nhiên khi xem đoạn clip bởi sự thật của vụ tai nạn khá khác biệt với kết luận cơ quan có thẩm quyền, đồng thời có một tình tiết mà ai nghe qua cũng nao lòng.
(PLO)- Ban Tổ chức Trung ương được giao tham mưu để Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh ủy, thành ủy thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
(PLO)- Bị cáo từng bị tạm giam 13 năm tiếp tục kêu oan; Bà chủ của Xuyên Việt Oil nói không còn khả năng khắc phục thêm hậu quả của vụ án; Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Thêm 1 nhân chứng nói vị trí xe tải có sai lệch.
(PLO)- Việc quy định giảm nhẹ cho người bồi thường thiệt hại sau tai nạn giao thông nhằm thúc đẩy người vi phạm chủ động sửa sai, đồng thời mở ra cơ hội giải quyết vụ việc một cách thấu tình đạt lý hơn.
(PLO)- Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị VKSND Tối cao xử lý nghiêm vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến bé gái 14 tuổi tử vong, sau loạt quyết định không khởi tố gây bức xúc dư luận.
(PLO)- Khi ra tòa, đương sự có muôn kiểu kiện đòi ly hôn, có cả những yêu cầu phi lý... nhưng người thẩm phán vẫn cần lắng nghe, thấu hiểu và ra quyết định đảm bảo cả lý và tình.
(PLO)- Được công ty giao nhiệm vụ theo dõi công nợ, thu tiền từ các đại lý và giám sát việc luân chuyển hàng hóa giữa các điểm bán, Nguyễn Vũ Linh đã chiếm đoạt hơn 2,5 tỉ đồng của công ty.
(PLO)- Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, không để gián đoạn, chồng chéo, tạo khoảng trống pháp lý trong quản lý đất đai sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
(PLO)- Cựu Trưởng Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Bình Dương Nguyễn Minh Kiên bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(PLO)- Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã trực tiếp kiểm tra hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến nữ sinh 14 tuổi tử vong, ghi nhận ý kiến nhân chứng về dấu hiệu vị trí xe tải có sai lệch
(PLO)- Người phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan CSĐT Bộ này đã phát hiện các thiếu sót, chưa chặt chẽ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc của một số cơ quan tiến hành tố tụng huyện Trà Ôn và tỉnh Vĩnh Long.
(PLO)- Cơ quan điều tra VKSND Tối cao làm việc với hai nhân chứng là bạn học của nạn nhân; các em mong muốn vụ việc được điều tra lại nhanh hơn để trả lại công bằng cho bạn mình.
(PLO)- Nguyên đơn cho rằng mình thi tốt nghiệp từ năm 1989 nhưng sau 30 năm mới được cấp bằng nên kiện trường đại học yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 43 tỉ đồng.
(PLO)- Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ nạn nhân) nói: "Không biết được cuộc sống của mấy mẹ con sau này sẽ ra sao nhưng chuyện quan trọng nhất bây giờ là phải lấy lại công bằng cho con bé".
(PLO)- Theo chuyên gia, việc yêu cầu bồi thường do "nuôi con người khác" vẫn có thể được chấp nhận nếu người chồng cung cấp được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.
(PLO)- Vụ án lừa đảo qua việc chuyển nhượng phần vốn góp từng 2 lần bị hủy án và bị cáo Nguyễn Huy Khang bị tạm giam 13 năm trước khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
(PLO)-Bà chủ Xuyên Việt Oil cùng nhiều cựu quan chức hầu toà phúc thẩm vì liên quan các sai phạm trong kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.
(PLO)- Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý những vi phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp và tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp…