Bình Thuận: Tăng cường giám sát, ứng phó khi tàu cá gặp nạn trên biển

(PLO)- UBND tỉnh Bình Thuận khuyến khích chủ tàu trang bị phao tự thổi, lương thực khô và nước uống cho từng thuyền viên để phòng khi gặp sự cố. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý tàu cá, phòng ngừa ứng phó sự cố khi tàu thuyền hoạt động trên biển.

Tàu SAR 413 tham gia cứu nạn trên biển Bình Thuận. Ảnh: PĐ

Tàu SAR 413 tham gia cứu nạn trên biển Bình Thuận. Ảnh: PĐ

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các địa phương ven biển tuyên truyền, phổ biến các quy định, tổ chức vận động ngư dân sản xuất theo tổ - đội khai thác thủy sản trên biển, nghiêm túc chấp hành và hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an toàn trước khi hành nghề trên biển và phòng, tránh thiên tai.

Hàng ngày, nắm tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, tình hình gió mạnh, sóng lớn trên biển từ các cơ quan khí tượng thủy văn để thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân trước khi có kế hoạch ra biển hoạt động hoặc đang hoạt động trên biển biết, tìm chỗ tránh trú an toàn, di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.

Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá bằng thiết bị VMS. Xử lý nghiêm các trường hợp để mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển.

Tàu Cảnh sát biển tham gia tìm kiếm các thuyền viên mất tích trên biển Bình Thuận. Ảnh BP.

Tàu Cảnh sát biển tham gia tìm kiếm các thuyền viên mất tích trên biển Bình Thuận. Ảnh BP.

Sở NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và UBND các địa phương ven biển để nắm rõ vị trí, tọa độ các tàu, thuyền đang hoạt động đánh bắt xa bờ, số lượng thuyền viên, tình trạng của tàu và các thiết bị được trang bị trên tàu để liên lạc trước, trong và sau thiên tai hoặc các hình thái thời tiết nguy hiểm trên biển.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ động tiếp nhận và xử lý hiệu quả các thông tin liên quan đến tai nạn, sự cố tàu thuyền xảy ra trên biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện khi gặp sự cố, thiên tai xảy ra trên biển...

Người dân tập trung đón người thân bị nạn ở Cảng Phan Thiết bị nạn ngày 10-7. Ảnh: NT

Người dân tập trung đón người thân bị nạn ở Cảng Phan Thiết bị nạn ngày 10-7. Ảnh: NT

Chỉ đạo các đồn biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ người, phương tiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Kiên quyết không cho xuất bến đối với các tàu cá không đầy đủ các hồ sơ, thủ tục, chưa trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang, thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phợp chặt chẽ với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn của Trung ương và Quân khu 7 để tham gia ứng phó, phòng chống, cứu nạn, cứu hộ và xử lý các tình huống khẩn cấp khi thiên tai, sự cố, thảm họa xảy ra.

Sở GTVT chủ trì, phối hợp với sở, ngành và địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống phao tiêu báo hiệu trong vùng nước thủy nội địa.

Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, các cơ quan và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn hàng hải trên tàu trước khi tàu hàng nhập và xuất bến tại các cảng biển, cảng vận tải trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo sẵn sàng phối hợp trong công tác triển khai ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra khi tàu bị sự cố, chìm đắm (dầu, hóa chất, hàng hóa chở trên tàu,...).

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Đài Thông tin Duyên hải Phan Thiết phối hợp tốt với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh để thông tin về tình hình thời tiết biển, bão, áp thấp nhiệt đới, sự cố tàu thuyền trên biển, phát thông tin khẩn cấp, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn nhằm hỗ trợ các ngư dân và tàu, thuyền hoạt động trên biển chủ động phòng tránh.

Chủ tàu thuyền, thuyền trưởng và thuyền viên thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và chấp hành thực hiện đúng các hướng dẫn của cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động trên biển. Khai báo đúng và đầy đủ tần số liên lạc của tàu, số lượng thuyền viên, ngư trường, tọa độ, vị trí khu vực hoạt động trên biển khi xuất bến...

Luôn mang theo danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu nạn, cấp cứu cần thiết; khuyến khích các chủ tàu đầu tư trang bị phao tự thổi và trang bị thêm lương thực (đồ khô) và nước uống cho từng người để khi bị tai nạn, sự cố thì sử dụng riêng cho bản thân trong nhiều ngày.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm