Người đứng đầu Bộ TT&TT chia sẻ khi hàng qua sàn giao dịch, đó chính là đưa công nghệ số vào nông nghiệp. Trong đó lưu ý làm sao để mẹ mình bán được nải chuối nhanh hơn, đỡ vất vả hơn, có lợi nhuận tốt hơn như vậy thì chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh hơn.
Từ câu chuyện trên, Bộ trưởng Hùng khái quát quá khứ thành công có khi tạo ra gánh nặng. Ngược lại, khi cách mạng 4.0 xảy ra, người ít quá khứ thành công có khi lại thành công nhanh hơn.
Chẳng hạn hiện nay mạng 2G và 3G trước đây đổ tiền đầu tư vẫn đang hoạt động tốt nhưng trong tình hình hiện tại cần phát triển lên mạng 5G sẽ phát sinh thêm chi phí lớn mà có khi doanh thu sẽ không tăng thêm nhiều. Đó là vấn đề cần tính toán về bài học thành công quá khứ và việc vận dụng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (đứng giữa) tham quan các doanh nghiệp công nghệ tại hội thảo, ngày 22-8. Ảnh: AN NHIÊN
Bộ trưởng Hùng dẫn chứng các sản phẩm của người Nhật như điện tử rất hoàn hảo nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần tư duy sai sẽ dễ thành công hơn. Nghĩa là sai để thử nghiệm và tiến tới hoàn thiện để thành công hơn, thay vì từ đầu đã chú tâm vào sự hoàn hảo ngay từ đầu. Với cách tư duy như thế này, người Việt ham học hỏi, tháo vát sẽ rút bài học rất nhanh.
Liên hệ tỉnh Phú Yên là địa phương chưa có nhiều tác động về đầu tư như các địa phương khác nên sẽ có nhiều tiền năng để phát triển nhanh hơn, thay vì chắp vá, loang lổ như các nơi khác.
Vậy mặt trái là gì của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Ông Hùng cho rằng lo thất nghiệp một số nghề là có. Mặt trái của mạng xã hội cũng đã bộc lộ. Vậy chúng ta nên làm gì để thích ứng, đó là đào tạo lại những cái máy móc không làm được như kỹ năng sáng tạo.
Từ đó Bộ trưởng Hùng khẳng định khi chuyển sang công nghệ số thì đạo đức và giá trị văn hóa của loài người vẫn còn nguyên. Theo đó cùng với giáo dục tại nhà trường, doanh nghiệp chính là môi trường đào tạo tốt nhất vì họ có việc làm, nền tảng và kế thừa. Như vậy đào tạo hiểu rộng là kết nhiều nơi, trong đó có môi trường trực tiếp là doanh nghiệp.
“Chuyển đổi số phải có hạt nhân, hạt giống đi đầu. Còn phổ quát thì đưa vô môi trường giáo dục” - ông Hùng nhấn mạnh.
Đồng thời ông Hùng cũng lưu ý dòng chảy dữ liệu cần tuân thủ luật pháp quốc tế và địa phương. Trong đó dòng chảy số đó không để một quốc gia độc quyền, thống trị mà trí thức, nền tảng đó cần chia sẻ toàn nhân loại cùng vận dụng và cùng phát triển.