Các nguồn tin nói rằng Intel và Micron đang lách luật bằng cách tận dụng một điều khoản liên quan đến dán nhãn hàng hóa, vì hàng hóa được công ty Mỹ sản xuất ở nước ngoài thì không nhất thiết được xem là do Mỹ sản xuất.
Vào tháng trước, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, vì lo ngại an ninh quốc gia Mỹ sẽ bị đe dọa khi Huawei được cho là có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.
Một tuần sau khi ông Trump ký lệnh, Bộ Thương mại Mỹ đã giảm bớt các hạn chế đối với Huawei, tạm thời cho phép nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc duy trì các mạng viễn thông hiện có và phát hành bản cập nhật cho điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác cho đến giữa tháng Tám.
Các động thái trên khiến ngành công nghiệp bối rối. Hôm 25-6, Giám đốc điều hành của Micron, Sanjay Mehrotra cho biết họ đã ngừng giao hàng cho Huawei vào tháng trước nhưng đã tiếp tục giao lại hai tuần trước sau khi "xác định rằng chúng tôi có thể tiếp tục giao hàng một cách hợp pháp" một số lô hàng, theo tờ Times.
Các công ty Mỹ vẫn bất chấp lệnh cấm bán hàng cho Huawei. Ảnh: AFP
"Tuy nhiên, tình hình Huawei đang diễn ra theo hướng ngày càng không chắc chắn," ông nói thêm.
"Như chúng tôi đã thảo luận với chính phủ Mỹ, hiện tại rõ ràng có một số mặt hàng chúng tôi có thể được cung cấp cho Huawei một cách hợp pháp", John Neuffer, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, viết trong một tuyên bố vào hôm 21-6.
"Mỗi công ty bị tác động khác nhau dựa trên các sản phẩm và chuỗi cung ứng cụ thể của họ và mỗi công ty phải đánh giá cách tốt nhất để tiến hành kinh doanh và duy trì tính hợp pháp."
Intel từ chối bình luận, trong khi Micron và Huawei chưa trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.