Người tiêu dùng sử dụng Soek đúng cách mới có thể phát huy tác dụng
Tuy nhiên, để sử dụng máy đo dư lượng Nitrat Soeks đúng cách và hiệu quả nhất thì không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu đúng.
Để sử dụng máy đúng cách, đầu tiên chúng ta phải hiểu nguyên lý hoạt động của máy Soeks. Theo TS Phạm Ngọc Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Tâm Đức, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm máy Soeks tại Việt Nam, nguyên lý hoạt động của máy đo dư lượng nitrat Soeks là đo độ dẫn điện của trái cây và rau quả, thực phẩm và so sánh giá trị này với độ dẫn điện cần thiết theo mức độ ion cơ bản, qua đó kiểm tra được lượng ion nitrat trong thực phẩm.
Mặc dù được coi là công cụ test nhanh dư lượng nitrat trong thực phẩm, song một số người tiêu dùng vì quá nôn nóng kiểm tra thực phẩm hoặc không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nên mới cho ra kết quả gây hiểu lầm.
Đầu tiên, nhiều người tiêu dùng “háo hức” đến mức không đợi đến khi màn hình hiện tiêu chuẩn an toàn về nitrat của loại thực phẩm cần đo đã cắm ngập kim vào thực phẩm và ấn Ok liên tục dẫn đến máy báo kết quả là 0, 1, 5, 10... nên nếu máy báo kết quả là 0 hoặc số rất bé, người tiêu dùng nên tiến hành đo lại theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Thứ hai, một lỗi rất hay gặp nhưng lại nhiều người không để ý đó là máy bị yếu pin. Nhà sản xuất khuyến cáo để máy đo được kết quả chính xác nhất, máy phải luôn trong trạng thái được sạc đầy pin. Vì vậy, trong quá trình sử dụng máy Soeks, khách hàng nên để ý ở phía bên phải màn hình hiển thị tình trạng pin của máy.
Một số người tiêu dùng sử dụng liên tục quên không để ý là máy báo pin yếu (còn một, hai vạch pin hoặc biểu tượng pin chuyển sang mầu đỏ) lúc này ta nên thay pin mới). Vì máy đo dư lượng nitrat là thiết bị điện tử nên phụ thuộc rất lớn vào nguồn pin cung cấp. Nếu pin yếu, kết quả máy đo sẽ không chính xác. Vấn đề này Tâm Đức đã ghi lưu ý rất rõ ràng trong hướng dẫn sử dụng kèm theo máy nhưng nhiều trường hợp khách hàng không để ý.
Một lí do nghe có vẻ rất phức tạp, song thực thực tế lại vô cùng đơn giản là trên cùng một sản phẩm, song khi cắm máy Soeks vào các vị trí khác nhau cho ra kết quả khác nhau, về mặt sinh lý thực vật đây là chuyện bình thường.
Nếu để ý, quả dưa hấu - phần quả phía trên màu xanh trao đổi chất tốt hơn với môi trường, mưa, gió, ánh nắng mặt trời thì sẽ tích tụ nitrate thấp hơn so với phần quả bên dưới gặp khó khăn hơn trong quá trình trao đổi chất. Hoặc đơn giản hơn ta thấy trên một cây táo các quả táo chín cũng không đều nhau và không cùng một thời điểm.
Cũng chính vì lý do này mà chính nhà sản xuất máy Soeks cũng đã khuyến cáo khách hàng nên đo nhiều lần ở nhiều vị trí và nhiều hướng khác nhau rồi lấy số đo bình quân thì kết quả càng đáng tin cậy và chính xác hơn.
Ngoài ra, TS Phạm Ngọc Hiếu cũng cảnh báo khách hàng về những thông tin thất thiệt trên mạng về máy Soeks. “Trong video clip trên một số trang mạng cũng cắm ba điểm trên cùng loại quả nhưng kết quả chênh lệch rất lớn gây hoang mang. Chúng tôi đã xem kỹ và phát hiện chiêu trò như sau: Lần một, họ cắm vào đầu quả xoài báo 55 mg/kg - trong ngưỡng an toàn <60 mg/kg. Lần hai cắm vào giữa quả 200 mg/kg > 60 mg/kg vượt ngưỡng ở mức nguy hiểm. Lần ba họ cắm kim vào cuối quả xoài 270 mg/kg > 60 mg/kg vượt ngưỡng ở mức nguy hiểm.
"Khi chúng ta để ý kỹ sẽ thấy lần một cắm khi đèn báo pin ở phía trên bên phải còn đủ bốn vạch và báo xanh (pin tốt). Lần hai và lần ba đèn báo pin chỉ có một vạch và đã báo đỏ (pin yếu) dẫn đến kết quả không chính xác. Nếu ba lần cắm trên quả xoài đầu, giữa, cuối và sau mỗi lần đo lau sạch đầu kim, pin báo xanh tôi dám khẳng định là kết quả lệch nhau không lớn”, TS Phạm Ngọc Hiếu nói.
Quy trình chuẩn sử dụng máy đo Soeks như sau: Bật máy - Chọn Đo lường - Chọn loại thực phẩm cần đo - Màn hình hiện tiêu chuẩn an toàn về nitrat của loại thực phẩm đo - Cắm ngập kim vào thực phẩm và ấn Ok máy sẽ hiện kết quả sau khoảng năm đến bảy giây.
Chia sẻ thêm về công dụng của máy kiểm tra nhanh dư lượng Nitrat, Tổng Giám đốc Tâm Đức Phạm Ngọc Hiếu nhấn mạnh: Máy Soeks hiện có thể phát hiện nitrat trong chất cấm sabultamol (C13H21NO3) là chất tạo nạc dùng trong chăn nuôi; săm pết (KNO3) là hóa chất dùng biến thịt thối thành thịt tươi; Sodium Nitrat (NaNO3), Sodium Nitrit (NaNO2) giúp giữ màu và bảo quản thực phẩm; phân bón Nitrat Amoni (NH4N03) giúp rau củ xanh tươi dễ bán nhưng bón quá gần ngày thu hoạch sẽ rất nguy hiểm… Tất cả chất trên đều có gốc hóa học là nitrat và nitrit, một chất có thể gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho người tiêu dùng.
Theo các kết quả đã công bố của các nhà khoa học và quy định của cơ quan chức năng, có bốn yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm là: Dư lượng nitrat; dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng kim loại nặng và vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.
Theo quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm được gọi là an toàn phải thỏa mãn đầy đủ cả bốn yếu tố trên. Việc dùng máy đo dư lượng Nitrat Soeks chỉ phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc an toàn theo tiêu chí về dư lượng nitrat là tiêu chí quan trọng và cũng nguy hiểm nhất vì nitrat phổ biến nhất và không xử lý được bằng các biện pháp như sục rửa, đun sôi nấu chín...
Máy Soeks được sản xuất tại LB Nga, nơi có nền khoa học cơ bản hàng đầu thế giới. Ngoài việc được các kênh truyền hình lớn và báo chí, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp LB Nga khen ngợi và cấp giấy chứng nhận chất lượng, máy còn được nêu tại phiên họp Quốc hội Nga và được Thủ tướng Nga khuyên toàn dân Nga nên dùng. Đặc biệt, máy còn đươc cấp phép lưu hành tại thị trường vô cùng khó tính là Liên minh châu Âu EU, ngoài ra còn được dân chúng tại Mỹ, Nhật Bản yêu thích.
Tại Việt Nam, sau khi trải qua ba lần kiểm tra độ ổn định và sai số của máy Soeks tại Tổng cục Đo lường chất lượng 1, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia, Viện Dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thành lập Hội đồng khoa học đánh giá chuyên môn và cấp phép lưu hành máy Soeks năm 2014.
Một yếu tố rất quan trọng đảm bảo chất lượng hoạt động của máy đo dư lượng nitrat là cần lựa chọn hàng chính hãng. Hiện nay, trên thị trường đang được bầy bán tràn lan máy đo dư lượng nitrat Soeks nhập lậu, không chính hãng, có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với máy được nhập chính hãng do Công ty Cổ phần TM XHK Tâm Đức phân phối nhưng cũng chính vì những nhược điểm mà các thiết bị nhập lậu đó đem lại, khiến cho người tiêu dùng đang có cái nhìn sai trái và tiêu cực về chất lượng sản phẩm của Soeks. Vì vậy người tiêu dùng nên cẩn trọng và cân nhắc kỹ trước khi mua hàng.
Sau đây là những đặc điểm, tiện ích nổi bật để có thể dễ dàng phân biệt máy đo dư lượng nitrat chính hãng với máy nhập lậu, trôi nổi trên thị trường:
- Máy chính hãng được cài đặt phần mềm tiếng Việt, có danh mục hơn 100 loại thực phẩm phổ biến của Việt Nam, có giao diện thân thiện, dễ sử dụng đối với người tiêu dùng.
- Có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt và bao da bảo vệ máy (trên bao da có in chìm logo của Soeks và Công ty Tâm Đức) đi kèm.
- Máy chính hãng đã được nhiệt đới hóa, có giấy phép lưu hành của Bộ Y tế và được Công ty Tâm Đức bảo hành một năm.