Cách tránh ngộ độc khi bảo quản, hâm nóng thức ăn

Hâm nóng thức ăn thừa không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp tránh lãng phí. Tuy nhiên, nếu bảo quản và hâm nóng thức ăn không đúng cách thì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, chúng ta nên lưu ý một số phương pháp hâm nóng cũng như bảo quản để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe, Healthline.

Đối với thịt, nên dùng chảo để chiên, làm nóng đều hai mặt trong 60 giây để làm nóng miếng thịt. Nếu sử dụng lò vi sóng thì có thể ảnh hưởng tới cấu trúc thịt.

Đối với thịt, nên dùng chảo để chiên, làm nóng đều hai mặt trong 60 giây để làm nóng miếng thịt. Ảnh: Internet

Đối với cơm, để cơm quá lâu ngoài không khí và bảo quản không đúng cách có thể sẽ khiến vi khuẩn Bacillus cereus sống sót và phát triển. Chính vì thế, không nên để cơm nguội ngoài không khí quá 1 giờ. Chúng ta có thể bỏ cơm vào tủ lạnh nhưng không nên để quá một ngày. Khi mang ra ăn thì chỉ nên hâm nóng lại một lần.

Không nên để cơm nguội ngoài không khí quá 1 giờ. Ảnh: Internet

Đối với rau xanh, để bảo quản các món rau, chúng ta nên chờ chúng nguội hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Lưu ý thêm là các món rau không nên để quá ba ngày.

Đối với rau xanh đã chế biến thì không nên để quá ba ngày. Ảnh: Internet

Đối với sữa, sữa nên được thường xuyên bảo quản trong tủ lạnh. Trường hợp nếu đã mang sữa ra ngoài nhưng không uống hết, không nên đổ sữa còn lại vào trong chai ban đầu, mà hãy màng bọc thực phẩm hoặc nắp để đậy ly sữa thừa và cho vào tủ lạnh.

Không nên đổ sữa còn lại vào trong chai ban đầu. Ảnh: Internet

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm