Sau đó về luôn trong ngày nên chưa kịp trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vậy tôi có được thanh toán BHYT không?
Bạn đọc Nguyễn Mai Anh (Kon Tum)
Bảo hiểm xã hội TP.HCMtrả lời: Để đảm bảo quyền lợi BHYT của các trường hợp người tham gia BHYT vào viện cấp cứu nhưng được ra viện ngay trong ngày hoặc chuyển tuyến hoặc tử vong sau vài giờ nên chưa kịp xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện, cơ sở khám chữa bệnh chỉ tạm thu tiền viện phí và hẹn người bệnh (hoặc người nhà, người giám hộ) mang thẻ BHYT đến để giải quyết quyền lợi BHYT theo quy định. Nội dung nêu trên được hướng dẫn tại Công văn số 5388/BHXH-CSYT ngày 30-12-2015 của BHXH Việt Nam.
Do đó, trường hợp của bạn vẫn được thanh toán lại BHYT. Đề nghị bạn mang thẻ BHYT đến bệnh viện để được giải quyết quyền lợi BHYT.
Khám ở nơi không khám bệnh ban đầu có được hưởng BHYT?
Em tôi có thẻ BHYT học sinh, sinh viên và đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại BV đa khoa huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi xuống thăm gia đình tôi ở Hải Phòng, em tôi bị bệnh nên đến khám tại BV quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Do vượt quá khả năng chuyên môn nên được nơi đây chuyển lên bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng của tỉnh. Vậy em tôi có được hưởng chế độ KCB đúng tuyến nữa hay không?
Bạn đọc Bùi Văn Vinh (Hải Phòng)
Bảo hiểm xã hội TP.HCMtrả lời: Người bệnh đến KCB tại cơ sở KCB không phải là cơ sở KCB BHYT ban đầu, sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở KCB khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi để được hưởng chế độ BHYT. Nội dung này được quy định tại Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.
Do bệnh của em bạn vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, được chuyển lên tuyến trên nên vẫn được hưởng đầy đủ chế độ BHYT theo phạm vi quyền lợi được hưởng và mức hưởng BHYT.