CHÙM ẢNH: Lũ lụt kinh hoàng nhất 30 năm qua ở Pakistan và các con số khủng khiếp

(PLO)- Trận lũ lớn nhất trong 30 năm qua ở Pakistan đã phá hủy gần một triệu ngôi nhà, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng; hơn 1.600 người bị thương; hơn 735.00 vật nuôi mất tích, đồng thời làm hư hỏng 3.451 km đường bộ, 149 cây cầu, 170 cửa hàng... trên khắp đất nước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu Pakistan - ông Ahsan Iqbal cho biết các ước tính ban đầu cho thấy thiệt hại từ trận lũ lụt chết người gần đây ở nước này đã vượt 10 tỉ USD.

Thiệt hại khủng khiếp, Pakistan có thể phải mất 5 năm để tái thiết

Theo ông Iqbal, trong những tuần gần đây, trận lũ quét chưa từng có tiền lệ đã cuốn trôi đường xá, hoa màu, cơ sở hạ tầng và cầu cống.

Hiện số người thiệt mạng trong trận lũ đã lên đến 1.136, theo đài phát thanh Pakistan.

Lũ lụt đã làm hư hại gần một triệu ngôi nhà ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Lũ lụt đã làm hư hại gần một triệu ngôi nhà ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Theo báo cáo tình hình của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMA), hiện đã có 1.634 người bị thương trong các đợt lũ và hơn 735.375 vật nuôi mất tích, theo kênh Dawn News TV.

Ngoài ra, hơn 3.451 km đường sá, 149 cây cầu, 170 cửa hàng và 949.858 ngôi nhà trên cả nước đã bị hư hại nghiêm trọng.

Người dân sống tạm bợ trên nhưng căn lều tạm. Ảnh: REUTERS

Người dân sống tạm bợ trên nhưng căn lều tạm. Ảnh: REUTERS

Ông Iqbal cũng cho biết trận lũ mà ông gọi là "một thảm họa nhân đạo với quy mô khủng khiếp" đã ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người (hơn 15% trong tổng số 220 triệu dân của đất nước).

Trả lời phỏng vấn hãng Reuters, ông Iqbal nói: "Cho đến nay, hàng nghìn người đã thiệt mạng. Gần một triệu ngôi nhà bị thiệt hại. Mọi người thực sự đã mất hoàn toàn sinh kế của họ".

Lũ lụt đã làm ngập nhiều tuyến đường giao thông ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Lũ lụt đã làm ngập nhiều tuyến đường giao thông ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Khu vực phía nam, tây nam và bắc Pakistan là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ, nước lũ đã cuốn trôi những vùng đất nông nghiệp và cây trồng dự trữ, đồng thời cô lập các khu vực này với phần còn lại của đất nước trong vài ngày qua.

Hàng chục nghìn gia đình đã rời bỏ nhà cửa để đến những nơi an toàn hơn, chuyển đến ở cùng người thân hoặc đến các nơi trú ẩn do nhà nước quản lý. Trong khi đó, nhiều người khác phải ở ngoài trời, chờ đợi được hỗ trợ lều, thực phẩm và thuốc men.

Nhiều người dân đang trông chờ vào các chuyến hàng viện trợ từ bên ngoài. Ảnh: DAWN NEWS TV

Nhiều người dân đang trông chờ vào các chuyến hàng viện trợ từ bên ngoài. Ảnh: DAWN NEWS TV

Theo đánh giá của ông Iqbal, trận lũ này là đợt tồi tệ nhất so với những trận lũ mà Pakistan từng gánh chịu vào năm 2010. Thời điểm đó, Liên Hợp Quốc gọi trận lũ năm 2010 là "thảm họa lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Pakistan".

Pakistan thiếu lương thực trầm trọng, có thể phải nhập từ Ấn Độ

Ông cho biết Pakistan có thể phải mất đến 5 năm để tái thiết và phục hồi quốc gia. Trước mắt, nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Giá lương thực đã tăng vọt do mùa màng bị ngập lụt và đường xá không thể đi qua.

Lũ lụt đã làm ngập nhiều tuyến đường giao thông ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Lũ lụt đã làm ngập nhiều tuyến đường giao thông ở Pakistan. Ảnh: REUTERS

Để giảm thiểu tình trạng thiếu lương thực, Bộ trưởng Tài chính Pakistan - ông Miftah Ismail cho biết nước này có thể cân nhắc nhập khẩu rau quả từ đối thủ truyền kiếp là Ấn Độ.

Theo Reuters, Pakistan từ lâu không có giao thương với nước láng giềng Ấn Độ.

"Chúng tôi có thể cân nhắc việc nhập khẩu rau từ Ấn Độ" - ông Ismail nói với kênh Geo News TV, đồng thời cho biết thêm các nguồn nhập khẩu thực phẩm khác có thể đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Pakistan kêu gọi quốc tế hỗ trợ

Pakistan đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế và một số quốc gia đã gửi hàng tiếp tế và cử các đội cứu hộ đến giúp đỡ đất nước này.

Ngày 28-8, Ngoại trưởng Pakistan - ông Bilawal Bhutto-Zardari bày tỏ hy vọng các tổ chức tài chính như Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính, có tính đến các tổn thất kinh tế của nước này sau lũ lụt.

Người dân sống tạm bợ trên nhưng căn lều tạm. Ảnh: REUTERS

Người dân sống tạm bợ trên nhưng căn lều tạm. Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, ông Iqbal cho biết bất kỳ yêu cầu trợ giúp tài chính chính thức nào sẽ cần phải đợi cho đến khi xác định được quy mô thiệt hại. Hiện Pakistan đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á để đánh giá thiệt hại.

Ngày 29-8, chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo bổ sung, bao gồm 300.000 USD tiền mặt và 25.000 lều. Trung Quốc đã gửi 4.000 lều, 50.000 chăn và 50.000 tấm bạt chống thấm nước cho Pakistan.

Cùng ngày, Canada đã công bố gói hỗ trợ nhân đạo trị giá 5 triệu USD giúp Pakistan đối phó lũ lụt.

Pakistan: "Thế giới đang nợ chúng tôi"

Theo ông Iqbal, thế giới đang "nợ" Pakistan - nạn nhân của biến đổi khí hậu, gây ra do các hoạt động "vô trách nhiệm của các nước phát triển."

Lũ lụt đã nhấn chìm nhiều ngôi nhà ở Pakistan. Ảnh: DAWN NEWS TV

Lũ lụt đã nhấn chìm nhiều ngôi nhà ở Pakistan. Ảnh: DAWN NEWS TV

Ông nói: “Lượng khí thải carbon của chúng tôi là thấp nhất trên thế giới. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm giúp đỡ, nâng cấp cơ sở hạ tầng của chúng tôi, để làm cho cơ sở hạ tầng của chúng tôi có khả năng chống chịu với khí hậu tốt hơn, để chúng tôi không phải chịu những thiệt hại như vậy sau mỗi ba, bốn, năm năm”.

Ông nói thêm: “Những khu vực từng đón mưa thì giờ không có mưa và những khu vực có lượng mưa rất thấp thì lại hứng các trận mưa rất lớn".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm