Chùm ảnh: Người ta đang làm gì với vỉa hè?

Ba tháng trước, đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM) là một trong những tuyến đường mẫu được chọn cho đợt ra quân lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè. Nay khi các lực lượng ngừng ra quân dọn dẹp, vỉa hè lại bị tái chiếm như xưa.

Xe máy đậu kín hết vỉa hè của người đi bộ.

Người đi bộ len lỏi đi qua lối nhỏ giữa những xe máy đậu trên vỉa hè.

Khách nước ngoài đi bộ xuống lòng đường Lý Tự Trọng để tránh những xe máy đang đậu chắn hết vỉa hè.

Xe máy đậu chiếm hết vỉa hè, thêm vào đó là xe rác chắn dưới lòng đường đẩy người đi bộ ra hẳn ngoài đường xe chạy.

Người đi bộ xuống lòng đường Lê Thánh Tôn rồi vòng lên len lỏi qua các gánh hàng rong chiếm vỉa hè.

Người dân đi nép sát dưới lòng đường Cống Quỳnh do vỉa hè đã bị chiếm hết.

Người bán hàng rong trên vỉa hè và chiếc xe biển số nước ngoài đậu dưới lòng đường đẩy người đi bộ ra giữa đường xe chạy.

Xe máy đậu chiếm hết vỉa hè đường Bà Huyện Thanh Quan (quận 3) đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Tương tự, người đi bộ phải đi dưới lòng đường Thành Thái (quận 10).

Một chiếc ô tô đậu chắn ngang vỉa hè trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3).

Ô tô và xe máy "dàn trận" chiếm vỉa hè và lòng đường Rạch Bùng Binh (quận 3).

Ô tô đậu kín vỉa hè trên đường Hoàng Sa (quận Bình Thạnh).

Học sinh len lỏi đi giữa những xe bán hàng rong trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh).

Cửa hàng bán quần áo chiếm hết vỉa hè trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình).

Người đi bộ phải đi dưới lòng đường Lạc Long Quân (quận Tân Bình) vì vỉa hè bị lấn chiếm.

Ô tô biển xanh đậu dưới lòng đường Lý Tự Trọng gây khó khăn cho các phương tiện đang lưu thông trong khi tài xế thì nằm trong xe.  

Các quán nhậu bán tràn lan ra vỉa hè đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp).

Vào giờ cao điểm, người đi xe máy thường xuyên chạy lên vỉa hè của người đi bộ.

 

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: Không để vỉa hè bị tái chiếm!

Tại buổi làm việc với 24 quận, huyện và các sở, ngành về trật tự vỉa hè, lòng lề đường vào ngày 24-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh phải xử lý nghiêm khắc những trường hợp để tình trạng vỉa hè bị tái chiếm hoặc những cán bộ có vi phạm trong quá trình thực thi công vụ.  “Phải phân tích rõ được nguyên nhân tại sao để vỉa hè bị tái chiếm, nếu không đảm bảo được thì tôi vẫn giữ quan điểm như trước đây đã nói là mời người đứng đầu địa phương làm việc khác. Chúng ta phải mạnh dạn điều chuyển công tác thì mới có sự chuyển biến được” - ông Phong nói.

Nhận định tổ chức lại vỉa hè là việc đã làm từ lâu nhưng nếu không đeo bám quyết liệt thì sẽ đâu lại vào đấy, ông Phong chỉ đạo các địa phương phải đeo bám và quyết liệt chỉ đạo tới nơi tới chốn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm