Chuyên gia: Án tử của phe ủng hộ Nga đối với 2 binh sĩ Anh có thể là 'mồi nhử' London

(PLO)- Theo giới phân tích, việc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine được Nga hậu thuẫn) tuyên án tử với hai quân nhân Anh tham chiến ở Ukraine có thể là một "mồi nhử" London.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đã có một bản án tử hình, nhưng sẽ không có một cuộc hành quyết.

Đó là những gì ông Igor Kozlovsky - người đã bị Cộng hòa Nhân dân Donetsk (vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine được Nga hậu thuẫn) nói về những gì sẽ xảy ra với hai người Anh và một người Maroc bị kết án tử hình ở Donetsk, hãng Al Jazeera đưa tin.

Ông Kozlovsk (68 tuổi) hiện là giáo sư giảng dạy tôn giáo tại ĐH Donetsk States (Ukraine).

Ba quân nhân nước ngoài bị kết án tử

Trước đó, hai công dân Anh gồm Aiden Aslin (28 tuổi) và Shaun Pinner (46 tuổi) và một công dân Maroc tên Brahim Saadoun (21 tuổi) đã gia nhập quân đội Ukraine để chiến đấu nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự của Nga.

Ngày 9-6, họ bị lực lượng ly khai thân Nga bắt giữ và bị buộc tội cố gắng "nắm chính quyền" và "được đào tạo để khủng bố”.

Ba quân nhân nước ngoài chiến đấu tại Ukraine bị chính quyền phe ly khai ở miền đông Ukraine tuyên án tử. Ảnh: REUTERS

Ba quân nhân nước ngoài chiến đấu tại Ukraine bị chính quyền phe ly khai ở miền đông Ukraine tuyên án tử. Ảnh: REUTERS

Cái gọi là “Tòa án tối cao” của Donetsk gọi họ là “lính đánh thuê”, theo cách mà Al Jazeera nhận định là một nỗ lực pháp lý nhằm đưa trường hợp này ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Geneva.

Công ước Geneva trao cho tù nhân chiến tranh quyền được miễn trừ truy tố đối với các hành động quân sự được coi là hợp pháp.

Theo Cơ quan thông tấn Donetsk do phe nổi dậy điều hành, cả ba đối mặt với án tử nhưng có thể kháng cáo bản án trong vòng một tháng.

Sẽ không hành quyết 3 người

Tuy nhiên, theo Al Jazeera, phe ly khai "sẽ không dám" hành quyết ba quân nhân này.

Ông Kozlovsky đã bị bắt vào năm 2016 vì lập trường ủng hộ Ukraine, bị giam giữ trong hai năm và chỉ được tự do sau khi các bên đồng ý trao đổi tù nhân. Sau đó, ông được trả về Kiev vào năm 2018.

Ông cho biết: “Họ sẽ không mạo hiểm để thực hiện chúng. Chúng tôi đã từng gặp trường hợp tương tự khi các binh sĩ khác bị kết án tử hình và được trao đổi (tù binh)”.

Chưa hết, theo Al Jazeera, phe ly khai và những người ủng hộ Điện Kremlin cũng không cần phiên tòa phải kết thúc bằng việc xử tử ba quân nhân này.

Họ hướng tới một lợi ích chính trị lớn hơn nhiều.

"Mồi nhử" London

“Cộng hòa Nhân dân Donetsk” ở miền đông Ukraine và người anh em láng giềng Luhansk - hai khu vực ly khai của Ukraine tạo nên vùng Donbass ở phía đông đất nước, đang khao khát được công nhận.

Ngay cả Nga - quốc gia hậu thuẫn về quân sự, chính trị và tài chính cho hai vùng lãnh thổ ly khai này từ năm 2014 cũng chỉ công nhận đây là các quốc gia độc lập vào ngày 22-2, hai ngày trước khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: REUTERS

Các nước khác trên thế giới, bao gồm các đồng minh trung thành nhất của Moscow, cũng không công nhận Donetsk và Luhansk.

Theo Al Jazeera, bản án đối với các tù binh sẽ buộc London bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Donetsk, giúp phe nổi dậy có được phần nào tính hợp pháp.

Nhà phân tích Igar Tyshkevich ở Kiev nói với Al Jazeera rằng rất có thể việc các binh sĩ có bị hành quyết hay không sẽ là một chủ đề được đưa ra để mặc cả.

Thế khó cho thủ tướng Anh

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sẽ không chỉ liên quan một quốc gia châu Âu - mà là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine một cách mạnh mẽ nhất.

Sau hơn ba tháng chiến sự, London đã tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ chưa từng có với Kiev.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết chuyển giao vũ khí, thăm thủ đô Ukraine vào tháng 4 và trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên phát biểu tại Verkhovna Rada (tức Hạ viện Ukraine) sau khi xung đột nổ ra.

Không bị giới hạn từ các chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu và gần như không phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, London đã trở thành một trong những nước chỉ trích Moscow nhiều nhất

Vì vậy, bản án tử hình dành cho hai người Anh “là một đòn giáng mạnh vào mối quan hệ hợp tác giữa Ukraine và Anh” - nhà quan sát Aleksey Kushch ở Kiev nói với Al Jazeera.

“Đó là lý do tại sao bản án rất khắc nghiệt” - ông Kushch nói.

Bản án tử hình dường như đã giáng một đòn bất ngờ vào London.

“Người Anh đang không biết phải hành động như thế nào" - ông Vadim Karasev, người đứng đầu Viện Chiến lược Toàn cầu, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Kiev, nói với Al Jazeera.

Theo ông Karasev, một trong những cách để giữ thể diện với Ukraine và không công nhận Donetsk là hành động thông qua Kiev và các kênh ngoại giao và nhân đạo của nước này.

“Nhưng phe ly khai ở Donetsk sẽ đợi đến cùng. Họ chờ người Anh 'cắn câu'" - ông Karasev nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm