Chuyên gia Vũ Tiến Thành: ‘VPF không thể ứng xử theo kiểu bề trên’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong cuộc họp trực tuyến của Công ty VPF với 27 đại diện CLB bóng đá chuyên nghiệp (V-League và hạng Nhất), Chủ tịch CLB Phố Hiến có nhiều ý kiến đóng góp, sau khi tất cả thống nhất hủy mùa giải này.

Bầu Đức đòi trả lương để thay chủ tịch VPF
Bầu Đức đòi trả lương để thay chủ tịch VPF
(PLO)- Vài ngày sau khi lên tiếng đòi VPF tổ chức đại hội bất thường bầu lại các chức danh lãnh đạo và công khai tài chính, ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã chính thức gửi công văn cho VFF, VPF nói rõ việc này.

Theo đó, ông Vũ Tiến Thành cho biết VPF chưa sâu sát với CLB: “Trong hai năm qua tôi làm ở Sài Gòn FC và sau đó qua Phố Hiến thì tôi thấy rõ những bất cập và yếu kém rất nhiều ở Công ty VPF. Tôi nói thẳng là một số người cố tình áp đặt và thậm chí o ép quyền lợi của CLB.

Tôi lấy ví dụ, lợi nhuận cho CLB từ bảng quảng cáo trên sân, hay bản quyền truyền hình là gần như không có. Mỗi mùa bóng, một CLB chơi V-League mất hàng chục tỷ đồng chơi bóng, đóng phí cho VPF nhưng chỉ nhận có vài trăm triệu, hạng Nhất có rất ít. Trong khi đó, CLB cũng phải chăm lo cầu thủ, cho bộ máy vận hành về mọi mặt rất tốn kém.

Chủ tịch Sài Gòn FC kiêm HLV trưởng ăn mừng với các trợ lý mùa bóng năm ngoái. Ảnh: CCT.

Tôi khẳng định, từ giải vô địch quốc gia năm 1980 đến nay gọi là V-League hầu như không thay đổi gì. À, VPF có thay đổi cái nhạc nền khi hai đội ra sân, còn lại công nghệ tổ chức, biểu diễn quá lạc hậu”.

Chia sẻ về sự phát triển của bóng đá Việt Nam trong vài năm qua, ông Vũ Tiến Thành thẳng thắn: “Chất lượng giải đấu và chất lượng đội tuyển quốc gia khác xa nhau. Thầy trò Park Hang-seo gây tiếng vang là nhờ chủ yếu vào các CLB, các học viện bóng đá tư nhân, hay cầu thủ giỏi của bầu Đức, bầu Hiển, của PVF,... chịu đầu tư mạnh mẽ. Ông Park sau mỗi chiến thắng đều cảm ơn các ông bầu, các CLB đấy thôi. Tôi ao ước các giải đấu do VPF tổ chức khoa học và bài bản hơn thì bóng đá Việt Nam còn mạnh lên nhiều.

Hãy xem từ mùa 2018 đến nay, các trận đấu hấp dẫn hơn là nhờ sự chăm chút đầu tư, tìm tòi đổi mới từ CLB, như hiện tượng Sài Gòn FC, Viettel năm ngoái hay HA Gia Lai mùa này vươn lên mạnh mẽ...

VPF tổ chức họp trực tuyến với các CLB...

... trong sự phản đối mạnh mẽ của ông Vũ Tiến Thành cùng nhiều lãnh đạo CLB khác về phương án hoãn giải bất hợp lý. Ảnh: CCT.

Tôi từng phản biện dữ dội việc VPF năm ngoái gặp mùa dịch bệnh COVID-19 áp đặt các CLB phải đá tập trung ở phía Bắc rồi kết quả ra sao ai cũng thấy. Nó chứng tỏ VPF rất hay áp đặt mà không quan tâm đến nguyện vọng, tâm tư của CLB. Thêm vào đấy là cách làm việc quan liêu, khi lấy phiếu bầu quá bán hoặc CLB chưa có ý kiến thì tự quyết hết.

Tại sao trong cuộc họp trực tuyến ngày 23-8 vừa qua, 100% CLB giơ tay phản đối phương án duy nhất của VPF đòi hoãn giải đến tháng 2-2022? Bởi ai cũng thấy hết sự vô lý trong giải pháp độc nhất của các nhà tổ chức.

Nhớ lần họp trực tuyến hồi tháng 6, tôi đã nói rõ quan điểm VPF cần đưa ra nhiều phương án giúp các CLB góp ý hợp lý hơn. Vì giả sử đến tháng 2-2022 không đá được thì sao? Họ không thể đếm cua trong lỗ kiểu đó. Không có nhiều đội bóng đủ sức nuôi quân và tập chay suốt hơn nửa năm trời nhưng không chắc tháng 2 sang năm có thể ra sân. Số kinh phí phát sinh ở mỗi CLB để duy trì quyền lợi cho VPF ai chịu?

Ông Thành giàu kinh nghiệm dưới thời các thầy ngoại như Calisto,...

... nên khó chấp nhận cách làm việc của VPF mà theo ông còn nhiều trì trệ. Ảnh: CCT.

Tôi không hiểu cách VPF lấy phiếu thăm dò rồi trình lên VFF mà không đưa lên những ý kiến phản biện chính đáng của CLB là nhằm động cơ gì? Rất may là Thường trực VFF phủ quyết cái ý tưởng không giống ai của VPF.

Tôi nghĩ ông Chủ tịch VPF Trần Anh Tú và các cộng sự nếu cảm thấy quá sức mình thì nên nghỉ để người khác làm tốt hơn. Họ rất ngộ nhận về mình với tư duy là người đứng trên các CLB. Thực sự, VPF chỉ là một công ty tổ chức sự kiện, là cánh tay nối dài VFF mà thôi. Đúng ra FIFA khi cho phép thành lập các công ty theo kiểu VPF luôn cổ súy họ phải độc lập, do chính CLB bầu lên với nghĩa vụ giúp các CLB phát triển.

Còn lúc muốn hoãn giải, ông Ngọc trình bày chủ trương cho Chủ tịch VPF Trần Anh Tú ký, rồi chính ông Tú gửi lên VFF mà mình có chân trong Thường trực và Ủy viên Ban chấp hành, có phải là tay trái chuyển qua tay phải hành sự không? Sao lại có chuyện “vừa đá bóng vùa thổi còi” như thế?

Ông Vũ Tiến Thành từng làm nên hiện tượng Sài Gòn FC ở mùa giải trước. Ảnh: CCT.

Ở cuộc họp trực tuyến, ông Tú nói vận động tiền tỉ cho VPF hoặc bỏ tiền túi dù rất khó khăn, tôi không đồng ý. Cuộc chơi chung này không ai bỏ tiền túi riêng hết. Chúng tôi không cần điều đó, và sẵn sàng kêu gọi giúp VPF có đầy đủ kinh phí hoạt động.

Kiểu vỗ ngực tự hào bỏ tiền cho bóng đá như ông Tú khác với kiểu bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng đầu tư cho bóng đá vì cái tâm trong sáng.

Tại sao 27 CLB đều giơ tay phản đối trực tiếp phương án duy nhất của VPF thì đủ hiểu công ty này làm ăn như thế nào rồi!

Cuối cùng là việc công khai tài chính của VPF không có tính minh bạch. Chúng tôi chưa bao giờ được biết tài trợ của những đơn vị là bao nhiêu tiền. Dẫn chứng rõ nhất là mùa này LS tài trợ bao nhiêu tiền, Wake-up bao nhiêu tiền, chúng tôi không biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm