Cơ quan đã xác định bí mật nhà nước phải thực hiện giải mật trong thời hạn 5 năm

(PLO)- Luật Lưu trữ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định không thực hiện việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp việc giải mật có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 21-6, Quốc hội thông qua dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) với 457/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành; có 6 đại biểu không tham gia biểu quyết.

Dự thảo Luật vừa được Quốc hội thông qua gồm 8 chương, 65 điều. Đáng chú ý, điều khoản chuyển tiếp (Điều 65) quy định trong thời hạn 5 năm, cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lưu trữ lịch sử thực hiện việc giải mật tài liệu đã nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

giai-mat-bi-mat-nha-nuoc.jpg
Quốc hội đã bấm nút thông qua dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) với 457/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Điều luật cũng quy định việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan xác định bí mật nhà nước không còn hoạt động.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế.

Người đứng đầu lưu trữ lịch sử thực hiện các hình thức xác định việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp tài liệu không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước

“Không thực hiện việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp việc giải mật có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”- theo điều luật.

thong_qua-luat-bi-mat-nha-nuoc.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Về việc hủy tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước đã nộp vào lưu trữ lịch sử trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, điều luật quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định hủy tài liệu tại lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hủy tài liệu tại lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh.

Tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước được hủy trong trường hợp khi không cần thiết phải lưu giữ và việc hủy tài liệu không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; nếu không hủy tài liệu sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Việc hủy tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớn

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớnLENS

(PLO)- Chuyên gia cho rằng bên cạnh những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thì cũng có hàng loạt thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.