Hàng “dỏm” có thể xuất hiện khắp nơi
Tại một số địa phương như Người bán giới thiệu đây là những bài thuốc gia truyền trị nhiều bệnh và có cả tác dụng bồi bổ sức khỏe. Khách phương xa nghe quảng cáo vậy đổ xô mua.
Đăk Lăk là nơi được xem có nhiều dược liệu phong phú. Điển hình là Ama Kông, đây là loại được bán rất nhiều ở vùng này. Nhiều khách du lịch người thì mua về uống, người thì mua để biếu vì loại này được biết nhiều với tác dụng tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực.
Nhiều người bán như thế, nhưng lẫn trong số Ama Kông đó lại có một số lại là hàng “dỏm”. Anh Phan Hưng, một khách du lịch đến Đăk Lăk mua Ama Kông cho biết “vùng này bán khá nhiều Ama Kông, lại nổi tiếng, tôi sà vào đại một nơi bán ở đây, mua 5 túi về để ngâm rượu uống và biếu cho bạn vì nghĩ tại vùng này chắc là hàng tốt và giá rẻ. Tuy nhiên, tôi uống khá nhiều thì không thấy có tác dụng gì. Khi hỏi bạn tôi nó cũng nói vậy”.
Người không rành thì khó nhận biết đâu là Ama Kông đâu là thân của các loại cây khác. Ảnh: Internet
Hiện nay tại Sa Pa tình trạng bán Sâm Ngọc Linh cũng có khá nhiều. Người bán quảng cáo cho khách nghe rất ngọt tai. Tuy nhiên, những loại sâm này lại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người mua hiện nay mua nhầm hàng giả cũng khá nhiều.
Người tiêu dùng nên cẩn thận hơn
Về vấn đề này bác sĩ Phan Thanh Hải, trưởng khoa Nội 3 BV Y học cổ truyền TP.HCM, chia sẻ, những loại thảo được bán tràn lan trên đường ở những địa điểm du lịch sẽ không hợp vệ sinh vì có nhiều nơi bày bán ngay cả trên nền đất. Đó có thể cũng không phải là thuốc mà do người bán trộn lẫn một số loại khác để đánh lừa người mua, chính vì thế chúng ta không nên mua những loại này.
Có một số trường hợp do người tiêu dùng ham của rẻ nên mua về nhưng thật chất nó không phải là hàng người dùng muốn mua, ví dụ như sâm Ngọc Linh được bán giá rất cao nhưng những nơi này ngâm sẵn với rượu và bán với cực thấp. Điều này chắc chắn đó không phải là hàng thật hoàn toàn.
Hiện nay một số thảo được bán tràn lan khá nhiều trên thị trường và các điểm du lịch. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, một số địa điểm du lịch được bày bán một số loại như linh chi đỏ, tam thất, ba kích,…khá nhiều nhưng tôi không dám mua vì không chắc đó có phải là nấm linh chi đỏ hay tam thất hay không. Một số loại nấm cần phải đạt được số tuổi nhất định mới có thể làm thuốc, nhưng có một số người bán lại bán không đúng với số tuổi của nấm thì nó sẽ không phát huy được tác dụng của loại nấm đó. Chính vì thế người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng có uy tín để mua. Tránh việc mất tiền mà tác dụng không được như mong muốn, bác sĩ Hải chia sẻ thêm.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM cho biết, Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 185/2013, người sản xuất, buôn bán thực phẩm thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; Thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến mức cao nhất đến 50.000.000 đồng Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp vượt quá mức xử phạt hành chính thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 157 BLHS (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh). Khung hình phạt của tội này thấp nhất là 2 năm, cao nhất là tử hình (Theo Khoản 4, Điều 193 BLHS 2015 thì khung hình phạt cao nhất là chung thân). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |