Công an Thanh Hóa chủ động tấn công tội phạm tín dụng đen

(PLO)- Công an tỉnh Thanh Hóa lấy phòng ngừa làm chính, kết hợp với tấn công các loại tội phạm hình sự.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngăn chặn tội phạm phát sinh phải bắt đầu từ việc tấn công vào các nhóm cho vay lãi nặng, vô hiệu hóa các băng nhóm bảo kê, đòi nợ thuê, bắt giữ trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở, thậm chí xảy ra những vụ giết người... Một lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay.

P4_Chính_dangtrung.jpg
Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá nhóm tín dụng đen vào đêm 31-3. Nhóm này cho hơn 500 người vay hơn 33 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 2,3 tỉ đồng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Biến tướng hoạt động cho vay lãi nặng

Từ cuối năm 2022, tội phạm liên quan đến tín dụng đen (TDĐ) ngày càng diễn biến phức tạp, các cơ sở kinh doanh cho vay tài chính, cầm đồ… nở rộ.

Một điều tra cơ bản tại 559 xã, phường trong tỉnh phát hiện hơn 1.000 điểm cho vay tài chính, cầm đồ… có dấu hiệu hoạt động TDĐ, đối phó bằng cách cho vay nhưng làm hợp đồng mua bán, cho mượn tài sản, cho vay qua app... với lãi suất “cắt cổ”.

“Tín dụng đen diễn biến phức tạp, để lại nhiều hậu quả lớn. Đôi lúc người vay phải trả cái giá rất đắt, thậm chí là mạng sống của mình.”

Khi người vay không trả được nợ thì xảy ra tình trạng cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích... TDĐ còn sản sinh ra tội phạm đánh bạc, ma túy, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, thậm chí xảy ra những vụ giết người.

Hơn 1.000 điểm cho vay tài chính, cầm đồ có dấu hiệu hoạt động TDĐ tiềm ẩn các tội phạm khác. “TDĐ trên địa bàn diễn biến phức tạp, để lại nhiều hậu quả lớn. Người vay có lúc phải trả cái giá rất đắt, thậm chí là mạng sống của mình” - Đại tá Dương Văn Tiến, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc công an tỉnh, nói.

P4_PHU_dangtrung.jpg
Công an tỉnh Thanh Hóa huy động 2.500 cán bộ, chiến sĩ đồng loạt ra quân trấn áp tội phạm tín dụng đen trên địa bàn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Quyết liệt trấn áp tội phạm tín dụng đen

Ban Giám đốc công an tỉnh, trực tiếp là Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc công an tỉnh, đã chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng khoanh vùng những người cộm cán cho vay lãi nặng, đòi nợ và làm rõ cả người vay.

Từ cuối năm 2022, giám đốc công an tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, TP khi lập chuyên án phải chú trọng điều tra sâu, kỹ về người vay.

Ngày 1-4, công an tỉnh đã huy động gần 2.500 cán bộ, chiến sĩ thành lập 735 tổ kiểm tra, bất ngờ đồng loạt kiểm tra 735 cơ sở kinh doanh cầm đồ và cho vay tài chính trên toàn tỉnh Thanh Hóa.

Trong đó, công an phát hiện 405 cơ sở vi phạm với các lỗi: không đủ tiêu chuẩn về PCCC; sổ sách ghi chép không đảm bảo; cầm cố xe không có giấy ủy quyền; hệ thống lưu giữ vật cầm cố không đúng đăng ký với cơ quan có thẩm quyền..

800

cá nhân, cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động TDĐ. Trong đó có gần 400 cơ sở cầm đồ; 20 cơ sở cho vay tài chính; 14 cơ sở huy động vốn lãi suất cao; 4 băng nhóm tội phạm; 125 cá nhân cho vay lãi suất cao; 14 cá nhân huy động vốn lãi suất cao...

Thượng tá Đỗ Quang Huy, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thanh Hóa, cho hay: Với mục tiêu lấy ngăn ngừa tội phạm làm gốc, 27/27 huyện, thị xã, TP đã xác lập chuyên án chung về TDĐ. Quá trình đấu tranh với chuyên án chung toàn tỉnh, qua đó phát hiện, khởi tố 151 vụ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, khởi tố gần 200 bị can.

Tổng số tiền giao dịch trong các vụ án cho vay lãi nặng là trên 1.200 tỉ đồng, số tiền thu lợi bất chính khoảng hơn 100 tỉ đồng và hàng chục vụ án liên quan đến hoạt động TDĐ...

Nhiều chuyển biến tốt trên địa bàn

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc công an tỉnh, khẳng định công an tỉnh tiếp tục chủ động kiểm tra, đấu tranh, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay tài chính, cầm đồ. Xử lý TDĐ “không có vùng cấm”, qua đó tuyên truyền giúp người dân không “sa bẫy” TDĐ.

Giám đốc công an tỉnh đã có Hướng dẫn số 36 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm TDĐ.

Công an chủ động phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng, cách tiếp cận vốn vay, về phương thức, hoạt động của TDĐ và hệ lụy để giúp người dân không “sa bẫy”.

Bên cạnh tuyên truyền là công tác điều tra cơ bản, xây dựng kế hoạch nghiệp vụ để chủ động đấu tranh, ngăn chặn, phá rã băng nhóm, tổ chức hoạt động TDĐ.

Nếu như trước đó, các loại tội phạm như hủy hoại tài sản (ném chất bẩn khủng bố con nợ), cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật... liên tục xảy ra thì năm 2023, công an tỉnh không còn tiếp nhận thông tin từ người dân về các hành vi liên quan đến TDĐ.

Hoạt động cho vay trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến, nhiều người từ bỏ, đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác; những cơ sở kinh doanh cho vay bị xử lý hành chính không dám vi phạm vì sẽ bị xử lý hình sự nếu tái phạm...

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa, tỉnh tiếp tục tấn công vào loại tội phạm này để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.•

Tập trung điều tra sâu, kỹ từ người vay và người cho vay

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Dương Văn Tiến thông tin từ ngày 15-9, Bộ Công an đã chỉ đạo mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm TDĐ, tỉnh triệt phá thêm 30 vụ liên quan đến TDĐ.

Về phương pháp, công an tìm hiểu sâu, kỹ những đối tượng vay sử dụng tiền vào những mục đích không lành mạnh hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật thay vì đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm