Cuộc đua máy bay ném bom chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga

Tờ South China Morning Post ngày 9-7 đưa tin Không quân Mỹ đã công bố hình ảnh và thông tin chi tiết về mẫu máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider thế hệ tiếp theo.

B-21 sẽ thuộc "bộ ba hạt nhân" của Mỹ

Các chuyên gia quốc phòng nhận định đây rõ ràng là một phần trong nỗ lực chống lại các mối đe dọa sau khi Trung Quốc và Nga liên tục hiện đại hóa vũ khí.

Dù không tiết lộ chi tiết bản thiết kế, lực lượng không quân cho biết trong máy bay này sẽ là một phần trong "bộ ba hạt nhân" của Mỹ khi tấn công bằng đường không, mặt đất hoặc tàu ngầm.

Ông Randall Walden, Giám đốc Văn phòng Phản ứng Nhanh của Không quân Mỹ cho biết tính năng tích hợp trong thiết kế giúp máy bay ném bom hoạt động hiệu quả khi xuất hiện các mối đe dọa.

Đồng thời, ông cũng cho rằng thiết kế của máy bay B-21 sẽ đảm bảo năng lực tác chiến trên không lâu dài của Mỹ.

Theo các chuyên gia quân sự, "thiết kế hệ thống mở" của chiếc B-21 sẽ cho phép nó tương tác với các nền tảng máy bay và hệ thống vũ khí tiên tiến khác để phục vụ cho chiến tranh hiện đại.

Không quân Mỹ có kế hoạch thay thế phi đội B-2 và B-1 Lancers bằng máy bay ném bom B-21, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Ngoài ra, một máy bay ném bom chiến lược tầm xa khác, B-52 Stratofortress của Mỹ đang được nâng cấp để có thể tiếp tục hoạt động cho tới năm 2050.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông những năm gần đây, Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-2 và B-52 tới khu vực. Ông Zhou dự đoán những chiếc B-21 sẽ được sử dụng cho những cuộc tuần tra như vậy trong tương lai.

Theo chuyên gia Zhou Chenming, nhà nghiên cứu từ Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh, Không quân Mỹ xác định chi phí trung bình của mỗi chiếc B-21 là 639 triệu USD và sẽ chế tạo ít nhất 100 chiếc.

Vì giá cả và chi phí vận hành của máy bay ném bom B-21 thấp hơn nhiều so với máy bay B-2 và B-52 nên sau khi chính thức "gia nhập" Không quân Mỹ máy bay B-21 sẽ được gửi đến khu vực thường xuyên hơn so với hai máy bay còn lại.

Trung Quốc sắp có H-20, Nga sắp có PAK-DA

Chuyên gia Ben Ho, nhà phân tích năng lượng không quân tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định "môi trường đe dọa" mà Mỹ nhắc đến nhiều khả năng chính là Trung Quốc và Nga. Thời gian gần đây, hai nước này không chỉ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân mà còn cả hệ thống phòng không của mình.

Cũng theo chuyên gia này, máy bay mới của Mỹ có thể là một đối thủ ngang hàng với máy bay ném bom tàng hình chiến lược H-20 của Trung Quốc dự kiến được triển khai vào năm tới. Ông cũng cho rằng việc phát triển máy bay H-20 đã thúc đẩy quá trình sản xuất B-21.

Năm 2016, Trung Quốc tiết lộ đang phát triển máy bay ném bom tầm xa H-20. Tuy nhiên, hiện Bắc Kinh vẫn chưa công bố bất kỳ hình ảnh hay thông tin nào về việc triển khai máy bay này. Dự kiến, H-20 sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân và sẽ trở thành một phần trong "bộ ba hạt nhân" của Quân đội Trung Quốc. Theo chuyên gia Zhou, việc sản xuất H-20 tốn ít chi phí hơn so với máy bay B-21 của Mỹ.

Trong khi đó, Nga đang phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của riêng mình với tên gọi PAK-DA. Dự kiến, máy bay này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027. Nước này cũng tuyên bố hệ thống radar giám sát Nebo-M mới nhất của mình có thể phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm