Dân Sudan khổ chồng khổ

(PLO)- Liên Hợp Quốc cảnh báo thảm họa với người dân Sudan nếu xung đột giữa các lực lượng đối lập không được kiểm soát.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-4, các lực lượng quân sự đối địch của Sudan tiếp tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn mới, khiến các bên lo ngại rằng cuộc xung đột trong 3 tuần qua sẽ trở thành nội chiến, theo hãng tin Reuters.

Trên khắp thủ đô Khartoum của Sudan, tiếng súng vang vọng khắp các đường phố suốt ngày 30-4.

Quang cảnh đường phố khi các cuộc đụng độ giữa Lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) vẫn tiếp diễn, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Khartoum. Ảnh: AA

Quang cảnh đường phố khi các cuộc đụng độ giữa Lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) vẫn tiếp diễn, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Khartoum. Ảnh: AA

Quân đội Sudan cho biết họ đã phá hủy các đoàn xe của Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã di chuyển về phía Khartoum từ phía tây. Trong khi đó, RSF nói rằng quân đội đã sử dụng pháo binh và máy bay chiến đấu để tấn công một số khu vực ở Khartoum.

Trong một nỗ lực để tăng cường lực lượng, Cảnh sát Dự bị Trung tâm đã được quân đội điều động đến phía nam Khartoum và sẽ được triển khai dần dần ở các khu vực khác

Cảnh sát Sudan cho biết lực lượng này đã được triển khai để bảo vệ các khu chợ và tài sản bị cướp bóc. RSF trước đó đã cảnh báo cảnh sát không tham gia chiến đấu.

Các cuộc đụng độ đã khiến hàng trăm người đã thiệt mạng. Bộ Y tế Sudan thống kê ít nhất 528 người đã chết và 4.599 người bị thương. Liên Hợp Quốc cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều, theo tờ The Guardian.

Ít nhất 5 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh. Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp tại Liên Hợp Quốc - ông Martin Griffiths cho biết ông sẽ tới khu vực này để tìm cách gửi cứu trợ cho "hàng triệu người có cuộc sống bị đảo lộn chỉ sau một đêm".

Ông kêu gọi các bên mở một lối đi an toàn cho dân thường chạy trốn chiến sự, đồng thời yêu cầu các chiến binh ngừng sử dụng nhân viên y tế, phương tiện giao thông và cơ sở vật chất "làm lá chắn".

Bên cạnh đó, giao tranh đã cũng đã lan rộng tới tỉnh Darfur, miền tây Sudan, nơi từng chứng kiến hàng loạt cuộc xung đột đẫm máu từ năm 2003. Các bên đã sử dụng vũ khí hạng nặng, tấn công dân thường và cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe thiết yếu.

Ông Toby Harward, điều phối viên của Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Darfur nói cơ quan này vô cùng lo ngại rằng nếu cuộc chiến không chấm dứt ngay lập tức, nó có thể gây ra xung đột cộng đồng.

"Điều này sẽ tạo ra tác động tàn phá nghiêm trọng đối với kết cấu xã hội rất mong manh của Darfur và có nguy cơ lặp lại những cuộc xung đột trước đó" - theo ông Harward.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm