Đánh giá việc đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn

(PLO)- Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), dù Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu lao động có tay nghề cao.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cả nước rà soát đánh giá thực trạng, năng lực tổ chức đào tạo các ngành, lĩnh vực mới nổi, ngành nghề mới, kỹ năng mới.

Cụ thể ở đây là các ngành nghề như: trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, chuyển đổi năng lượng, tín chỉ carbon, năng lượng hydrogen, logicstics, đường sắt cao tốc, du lịch halal....

Qua đó, các cơ sở thực hiện đánh giá tình hình, kết quả triển khai việc tổ chức đào tạo, liên kết tổ chức đào tạo các ngành nghề mới, kỹ năng mới (nếu có); cung cấp thông tin về nhu cầu và các khó khăn, vướng mắc trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo các ngành nghề mới, kỹ năng mới nêu trên hoặc đào tạo các ngành nghề gần, các ngành nghề hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới; đề xuất các giải pháp để tổ chức đào tạo hiệu quả các ngành nghề mới, kỹ năng mới.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (thứ hai từ phải sang) cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham quan Trung tâm điện tử vi mạch bán dẫn trong Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (thứ hai từ phải sang) cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham quan Trung tâm điện tử vi mạch bán dẫn trong Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: VGP

Các cơ sở dạy nghề cũng được yêu cầu chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động ở những ngành nghề mới, kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Theo Công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chip bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng 1,65 tỉ USD trong giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% mỗi năm.

“Việc gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua” - Technavio nhận định.

Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam từ tháng 7 tới. Intel, ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip, chọn Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất. Nhiều công ty bán dẫn lớn của thế giới đặt nhà máy tại Việt Nam như USI Electronics (Đài Loan), Renesas Electronics (Nhật Bản).

Việt Nam cũng xuất hiện trên bản đồ sản xuất chip thế giới với ba dòng chip của FPT Semiconductor.

Hiện Viettel đề xuất tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Dù Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu lao động có tay nghề cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm