Đề xuất vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ dọc hành lang vành đai 3, 4 TP.HCM

(PLO)- Sở Quy hoạch Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM và các chuyên gia đề xuất ở giai đoạn này, thực hiện xây dựng Đề án tập trung cho phạm vi TP, có nghiên cứu mối liên hệ và kết nối với không gian kinh tế của Vùng Đông Nam bộ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sở QH-KT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM để báo cáo đề xuất thực hiện Đề án hình thành vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang vành đai 3, 4 và các tuyến cao tốc liên vùng.

Xây dựng vành đai 3, 4 tạo không gian phát triển

Theo Sở QH-KT, đường vành đai 3, 4 cùng với các tuyến cao tốc của vùng là các trục giao thông huyết mạch, chiến lược, tạo kết nối các đô thị, trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng đa phương thức, phát huy vai trò đô thị hạt nhân của TP.HCM trong mối quan hệ với vùng Đông Nam bộ.

TP.HCM có vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ dọc hành lang vành đai 3, vành đai 4
TP.HCM sẽ có vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ dọc hành lang vành đai 3, vành đai 4. GIANG VŨ

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các đường vành đai 3, 4 cùng với các tuyến cao tốc sẽ mở rộng không gian phát triển, tạo động lực phát triển mới, thúc đẩy hình thành các vành đai công nghiệp, dịch vụ, logistic quan trọng của vùng Đông Nam bộ.

Với tính chất và quy mô như vậy, việc nghiên cứu xây dựng vành đai công nghiệp đô thị theo nhiệm vụ của Đề án sẽ bao gồm một phạm vi nghiên cứu rất lớn, trải dài và rộng trên địa bàn tất cả các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, khối lượng nghiên cứu lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của UBND các tỉnh thành trong vùng.

Sở QH-KT và các chuyên gia nhận thấy việc nghiên cứu xây dựng Đề án với phạm vi toàn vùng như vậy trong thời gian rất ngắn (chỉ khoảng 3-4 tháng; đến khoảng tháng 10 và 11- 2024) là không khả thi. Đặc biệt đối với các nội dung cần phải có ý kiến thảo luận và thống nhất của tất cả chính quyền cấp tỉnh trong Vùng.

Thực tiễn cho thấy, việc khai thác tốt các tiềm năng phát triển của TP.HCM đặc biệt là trong khu vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, logistics có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ và cả nước.

Tập trung thực hiện ở TP.HCM

Sở QH-KT và các chuyên gia đề xuất ở giai đoạn này, thực hiện xây dựng Đề án tập trung cho phạm vi TP, có nghiên cứu mối liên hệ và kết nối với không gian kinh tế của Vùng Đông Nam bộ.

Như vậy, các nội dung Đề án cần xem xét quyết định cũng thuộc thẩm quyền của TP khả thi trong thời gian hạn chế hiện nay. Giới hạn phạm vi trên địa bàn TP cũng phù hợp với bối cảnh TP đang hoàn chỉnh trình duyệt 2 bản quy hoạch cấp TP.HCM.

TP.HCM có vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ dọc hành lang vành đai 3, vành đai 4
TP.HCM đề xuất nghiên cứu tập trung ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Vì vậy, Sở QH-KT đã xây dựng đề cương và dự toán kinh phí cho Đề án hình thành vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang vành đai 3, 4 và các tuyến cao tốc của Vùng trong phạm vi địa bàn TP.HCM.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhận định những cơ hội, thách thức,... để xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển vành đai công nghiệp đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang vành đai 3, 4 và các tuyến cao tốc của Vùng và đề xuất các giải pháp chính sách để thu hút đầu tư, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và bền vững.

Đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực (tập trung cho địa bàn TP.HCM trong mối liên kết vùng).

UBND các quận huyện và TP có địa bàn gắn với hành lang vành đai 3, 4 và các tuyến cao tốc của Vùng sẽ là đối tượng nghiên cứu. Đề án sẽ được báo cáo kết quả trước ngày 30-11-2024.

Vì vậy, Sở QH-KT kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Sở QH-KT về giới hạn phạm vi xây dựng Đề án trên địa bàn TP. Đồng thời điều chỉnh cấp phê duyệt Đề án là UBND TP.HCM. Giao Sở QH-KT mời các chuyên gia kinh nghiệm phối hợp nghiên cứu xây dựng Đề án.

Giao các Sở ngành, UBND quận huyện liên quan cung cấp các thông tin, số liệu về hiện trạng phát triển ngành, lĩnh vực, các chương trình, chiến lược phát triển ngành đang thực hiện, định hướng phát triển ngành liên quan nhu cầu đất đai, không gian... gửi Sở QH-KT đầu mối tổng hợp, làm việc với nhóm nghiên cứu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm