Hôm 1-7, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp của Indonesia đã thông báo cho Cơ quan Hải quan rằng các container chứa vật liệu nguy hiểm đã được vận chuyển từ Mỹ, Úc và Đức.
Trước đó, các thanh tra đã tìm thấy các vật liệu như gỗ, vải và giày trong các container được đăng ký là giấy vụn sạch. Do đó, các quan chức Indonesia đã quyết định thắt chặt các quy trình kiểm tra hàng trong container.
Theo thông tin trên tờ The Jakarta Post, trong 68 container vận chuyển đến Indonesia, có 38 công chứa vật liệu độc hại hoặc nguy hiểm, trong khi 11 công khác chứa rác thải không thể tái chế. Các quan chức Indonesia nói họ sẽ trả số rác thải này lại cho các quốc gia đã gửi đi.
Các container này được gửi đến Indonesia với mục đích tái chế phế liệu nhựa thành các sản phẩm mới, rồi xuất khẩu. Indonesia đã trở thành một “trung tâm” tái chế nhựa lớn sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa vào tháng 1-2018, và Ấn Độ cũng cấm một năm sau đó.
Rác thải nhựa được nhìn thấy chìm trong nước ở Vịnh Lampung, Indonesia. Ảnh: AFP
Vụ việc này là một ví dụ về việc lạm dụng các chương trình tái chế được dạy trong sách giáo khoa của các nước phương Tây. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là “chuyển rác thải xuyên quốc gia” từ các nước giàu sang các nước nghèo hơn.
Theo luật pháp Indonesia, nếu container bị phát hiện chứa rác hoặc các chất gây ô nhiễm khác thì sẽ phải được gửi trở lại quốc gia xuất phát. Các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Malaysia cũng đã thông qua luật tương tự để giúp giải quyết vấn đề.