Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ

(PLO)- Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết được xác định là hàng thừa kế thứ nhất khi chia thừa kế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo quy định của pháp luật hiện nay, con nuôi có được nhận thừa kế di sản do người chết để lại hay không? Để được nhận thừa kế thì cần những điều kiện gì?

Bạn đọc Van Pham (TP.HCM)

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định tại Điều 651, Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết được xác định là hàng thừa kế thứ nhất khi chia thừa kế.

Căn cứ vào quy định trên, con nuôi vẫn được hưởng thừa kế như con đẻ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào con nuôi cũng được hưởng và chia thừa kế. Con nuôi chỉ được chia thừa kế khi được đăng ký và công nhận hợp pháp theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.

Con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì mới được hưởng quyền thừa kế giống như con đẻ. Ảnh: KP

Con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì mới được hưởng quyền thừa kế giống như con đẻ. Ảnh: KP

Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 19/2011), để nhận con nuôi (trong nước) hợp pháp thì phải tiến hành đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.

Ngoài ra, Điều 8 của luật này cũng quy định người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải thuộc trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì con nuôi phải được đăng ký hợp pháp với cơ quan nhà nước thì mới được hưởng thừa kế giống như con đẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm