Doanh nghiệp chỉ cách làm vùng nguyên liệu đạt chuẩn hàng xuất khẩu

(PLO)-  Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, doanh nghiệp, chuyên gia đã góp ý về xây dựng vùng nguyên liệu nông sản bền vững, đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022, chiều 24-11, TP Cần Thơ và TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế.

Các đại biểu tham gia thảo luận về xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và đạt chuẩn cho thị trường trong nước, quốc tế. Ảnh: NHẪN NAM

Các đại biểu tham gia thảo luận về xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và đạt chuẩn cho thị trường trong nước, quốc tế. Ảnh: NHẪN NAM

Thiếu thông tin để truy xuất nguồn gốc

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng, thời gian qua, Cần Thơ và nhiều địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tận dụng những lợi thế để đưa ra chính sách xây dựng vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhiều vùng nguyên liệu đã dần hình thành.

Tuy nhiên, các vùng nguyên liệu chưa được tổ chức và quản trị tốt, hạ tầng chưa đảm bảo, thiếu thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, hàng hóa liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Việc hình thành và phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn là rất cần thiết, có ý nghĩa đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế và những thách thức của biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp hiện nay.

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, xây dựng mã số vùng trồng gần như là tiêu chuẩn căn bản mà chúng ta phải hoàn thành thì mới đáp ứng được tiêu chuẩn phía nhà nhập khẩu đưa ra.

Theo bà Vy, việc hiểu về xây dựng mã số vùng trồng ở nhiều nơi còn rất hạn chế. Trong khi đây là một trong những việc trọng yếu để chúng ta có thể bán được bán sản phẩm của mình.

“Tôi mong chính quyền các địa phương làm sao tập huấn để nông dân hiểu hơn, tham gia tích cực hơn vào việc xây dựng mã số vùng trồng, để chúng ta tham gia cuộc chơi lớn hơn” – bà Vy bày tỏ.

Không chỉ là câu chuyện mã số vùng trồng, bà Vy còn mong rằng các hợp tác xã, người nông dân hiểu hơn vai trò của mình trong chuỗi liên kết và sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm xuất khẩu mang giá trị cao.

Cần dữ liệu dùng chung để chủ động

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM, cho rằng “nếu như từng tỉnh, thành có vài chục công ty như công ty Chánh Thu thì nông nghiệp của chúng ta phát triển vô cùng”.

Cạnh đó, về hàng xuất khẩu, bà Chi cho rằng để thay đổi tư duy nhiều năm của người nông dân, của những người trồng trọt khó vô cùng.

“Nhưng mà hồi xưa tới giờ, chúng ta sử dụng lực lượng thương lái là chính thì bây giờ ai sẽ là người gần gũi, ai sẽ kết hợp với chính quyền để tác động đến các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất để người ta hiểu rằng mình làm như thế nào để có những sản phẩm nâng tầm quốc tế, xuất khẩu được” – bà Chi tâm tư.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Góp ý cho việc thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, để việc kết nối đi vào chiều sâu, bà Chi nêu ra hai vấn đề. Một là, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường. Hai là hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa nông sản.

Theo bà Chi, hiện nay chủ trương của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang triển khai nhiều đề án, nhiều giải pháp cho vùng nguyên liệu để phục vụ cho ngành chế biến lương thực thực phẩm… Nhưng thực tế đến giờ còn bỏ sót vấn đề dữ liệu dùng chung. Ví dụ, TP.HCM muốn kết nối với Cần Thơ thì không thể đếm được, một năm dự trữ, tăng trưởng… có bao nhiêu nguyên liệu, bao nhiêu sản phẩm nào đó.

“Tôi đề nghị TP.HCM và các tỉnh, thành chủ động báo cáo và đề xuất Bộ NN&PTNT giao cho Văn phòng điều phối NN&NT vùng ĐBSCL làm đầu mối về xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung. Khi có thông tin này thì chúng ta mới tiếp cận được thị trường, chủ động được khâu cung ứng và sản xuất” – bà Chi nêu.

Về chuỗi kho lạnh, theo bà Chi, hiện nay nhu cầu kho lạnh bảo quản thực phẩm phục vụ chế biến, tiêu dùng trong nước gần như không có. Các nhà máy chuyên thủy sản có kho lạnh tại chỗ phục vụ hàng của họ, còn kho lạnh cho hàng lương thực, thực phẩm trái cây thì rất ít, chỉ khoảng 30%, chủ yếu ở TP.HCM, Long An…

“Tôi nghĩ nếu địa phương đưa vô đề án phát triển kho lạnh thì từng địa phương nên có hỗ trợ, ưu đãi gì đó để họ phát triển vì cái này là then chốt về chất lượng của tất cả mặt hàng nông sản, thực phẩm” – bà Chi nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm