Đừng vội kết luận độc lực Omicron, chờ xem người già nhiễm thế nào

Tuy nhiên, TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cố vấn cấp cao đội chống COVID-19 của Nhà Trắng, cho biết ngày 7-12: Thực tế này không thể là dữ liệu để kết luận rằng độc lực của Omicron không cao.

Ông thừa nhận theo những gì ông biết đến lúc này thì Omicron phần lớn lây nhiễm ở người trẻ nhưng đây là bộ phận có sức miễn dịch, vượt qua bệnh tật tốt nên phần nào lý giải được chuyện không nhiều người phải nhập viện. Song chỉ dựa vào đó mà kết luận rằng độc lực Omicron không cao là chưa chính xác, phải chờ xem nó lây nhiễm ở các nhóm tuổi lớn hơn thế nào.

Người dân tập trung chờ xét nghiệm COVID-19 tại quảng trường Thời Đại ở TP New York (Mỹ) ngày 5-12, sau khi có thông tin về biến thể Omicron.
Ảnh: GETTY IMAGES

Một diễn biến đáng ngại, Omicron đã có thêm phiên bản thứ hai khó phát hiện và khó theo dõi hơn, trang tin Business Insider ngày 8-12 dẫn thông tin từ giới khoa học.

Phiên bản Omicron thứ hai có ký hiệu BA.2, phân biệt với phiên bản gốc mang ký hiệu BA.1. Phiên bản BA.2 có hầu hết các đột biến tương tự BA.1 nhưng lại không có đột biến ở gene S (giúp mã hóa cho bộ phận protein gai của virus SARS-CoV-2). Sự khác biệt này khiến giới chuyên gia lo ngại có thể làm giảm khả năng phát hiện virus của các bộ xét nghiệm PCR vì phương pháp này cần nhìn thấy các đặc tính trong gene S của virus để ra kết quả.

Đến thời điểm này đã phát hiện bảy trường hợp nhiễm Omicron phiên bản thứ hai ở Nam Phi, Úc và Canada. Tuy nhiên, khả năng phiên bản BA.2 còn lan rộng hơn ba nước này vì có thể lọt qua cửa xét nghiệm của bộ xét nghiệm PCR.

Cùng ngày 8-12, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo các nước đánh giá lại phản ứng quốc gia với đại dịch COVID-19 và đẩy nhanh tiến độ phủ vaccine để đối phó Omicron.

TS Tedros lo ngại đà lây lan toàn cầu của Omicron có thể tác động nghiêm trọng đến đường đi của đại dịch COVID-19 và bây giờ là lúc phải hành động trước khi Omicron khiến thêm nhiều người nhập viện.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả quốc gia tăng cường giám sát, kiểm tra và xác định trình tự gene. Bất kỳ sự tự mãn nào bây giờ sẽ phải trả giá bằng mạng sống” - TS Tedros cảnh báo.

Với diễn biến lây lan nhanh của Omicron, Giám đốc Chương trình khẩn cấp của WHO - TS Mike Ryan khuyên các nước nên nỗ lực gấp đôi để phá chuỗi lây nhiễm.

Ứng xử với Omicron, siết ngay hay chờ?
Ứng xử với Omicron, siết ngay hay chờ?
(PLO)- Thời gian chạy đua xác định đặc tính của Omicron là “giai đoạn cửa sổ”, các nước phải tỉnh táo, có các biện pháp đúng để vừa kiểm soát tốt biến thể này vừa không gây thiệt hại nhiều.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm