EVN không được đầu tư vào ngân hàng, bất động sản

Theo đó, EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ do EVN quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN theo quy định; quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả.

EVN được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn của EVN và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ mà EVN đã cam kết.

Nghị định cũng nêu rõ EVN được quyền sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của EVN. Việc đầu tư vốn ra ngoài EVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động của EVN.

Đặc biệt, nghị định quy định EVN không được nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN (doanh nghiệp cấp II), từ các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III). EVN không được góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ, chồng, người thân của chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. Cùng đó EVN không được góp vốn, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, mua cổ phần, góp vốn vào các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán...

Khóa SIM và trách nhiệm của nhà mạng

Khóa SIM và trách nhiệm của nhà mạng

(PLO)- Mấy năm trước người dân đã phải rồng rắn xếp hàng chờ đăng ký thông tin chính chủ cho SIM điện thoại và khi CCCD mấy lần thay đổi, người dân lại phải tất bật cập nhật nhưng SIM rác tràn lan mà không thấy trách nhiệm gì của nhà mạng.
EVN đề xuất phương án điều chỉnh giá điện

EVN đề xuất phương án điều chỉnh giá điện

(PLO)- Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2023. Bộ Công Thương đang phối hợp rà soát và có phương án phù hợp báo cáo Thủ tướng theo quy định.