Gia cầm chết do lũ lụt có an toàn để sử dụng?

(PLO)- Thịt động vật chết đuối dễ nhiễm các vi sinh vật gây hại có trong nước lũ, người dân tuyệt đối không nên sử dụng nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những ngày vừa qua, lũ lụt miền Bắc không chỉ gây thiệt hại về người mà còn khiến hơn 2.500 gia súc, và hơn 1,5 triệu gia cầm chết (tính đến 7g sáng ngày 12-9).

Trước những lo ngại về an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão, nhất là việc sử dụng thực phẩm gia súc, gia cầm chết do bão lũ, trong văn bản gửi tới các địa phương miền Bắc đang bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã có lưu ý tới vấn đề này.

Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị cần tuyên truyền hướng dẫn cho người dân trong việc lựa chọn, chế biến thực phẩm.

"Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm", Cục nhắc nhở.

Ngộ độc thực phẩm
Không nên ăn gia cầm chết vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. ẢNH MINH HỌA: XUÂN HOÁT

Đồng thời, khuyến khích người dân tại các khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai... Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

Đơn vị này cũng chỉ đạo các địa phương cần có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm nước uống an toàn cho người dân, giám sát bệnh tại cộng đồng. Khi phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải xử lý ngay, hạn chế ảnh hưởng sức khỏe.

Thịt động vật chết đuối thường nhanh chóng bị hư hỏng, mất hết chất dinh dưỡng. Chưa kể, trong môi trường nước lũ dễ khiến động vật bị nhiễm các vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella... nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

Một số trường hợp nguy hiểm hơn như trong quá trình chết bị thối rữa, vi khuẩn xâm nhập và tạo độc tố gây hại sức khỏe người tiêu dùng khi ăn.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia an toàn thực phẩm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm