Giải Nobel Hoà bình 2022: Liệu ông Zelensky sẽ được xướng tên?

(PLO)- Trong danh sách ứng viên cho giải Nobel Hòa bình năm nay có 251 cá nhân và 92 tổ chức. Nhiều chuyên gia dự đoán giải năm nay nhiều khả năng sẽ về tay những người phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 7-10, Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố người đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình - một trong những giải thưởng được cho là danh giá nhất thế giới, theo hãng tin Reuters.

Trong danh sách ứng viên năm nay có 251 cá nhân và 92 tổ chức. Nhiều chuyên gia dự đoán giải thưởng năm nay nhiều khả năng sẽ thuộc về những người phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky

Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky là ứng viên hàng đầu cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Tờ The Washington Post nhận định ông là nhân vật biểu tượng cho cuộc kháng chiến của Ukraine. Kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, dù các đồng mình nhiều lần kêu gọi ông Zelensky rời Ukraine để đảm bảo an toàn và lãnh đạo quân đội từ xa, ông vẫn quyết tâm không rời khỏi đất nước. Kể từ tháng 2, ông đã nộp đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như kêu gọi phương Tây gửi vũ khí và các gói viện trợ quân sự để giúp nước này đẩy lùi quân Nga. Ảnh: VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG UKRAINE

Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky là ứng viên hàng đầu cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Tờ The Washington Post nhận định ông là nhân vật biểu tượng cho cuộc kháng chiến của Ukraine.

Kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, dù các đồng mình nhiều lần kêu gọi ông Zelensky rời Ukraine để đảm bảo an toàn và lãnh đạo quân đội từ xa, ông vẫn quyết tâm không rời khỏi đất nước.

Kể từ tháng 2, ông đã nộp đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như kêu gọi phương Tây gửi vũ khí và các gói viện trợ quân sự để giúp nước này đẩy lùi quân Nga.

Ảnh: VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG UKRAINE

Người dân Ukraine

Người dân Ukraine cũng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình danh giá năm nay. Trong chiến xung đột Nga-Ukraine, công dân Ukraine là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, họ vẫn không từ bỏ mong muốn giành lại hòa bình. Nhiều công dân ở mọi độ tuổi, kể cả phụ nữ, đã tình nguyện gia nhập quân đội để chiến đấu chống lại quân Nga, theo tờ Hickory Daily Record. Ảnh: REUTERS

Người dân Ukraine cũng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình danh giá năm nay. Trong chiến xung đột Nga-Ukraine, công dân Ukraine là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tuy nhiên, họ vẫn không từ bỏ mong muốn giành lại hòa bình. Nhiều công dân ở mọi độ tuổi, kể cả phụ nữ, đã tình nguyện gia nhập quân đội để chiến đấu chống lại quân Nga, theo tờ Hickory Daily Record.

Ảnh: REUTERS

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi cũng được kỳ vọng sẽ được trao giải thưởng danh giá này. Ông Grandi là người ủng hộ việc châu Âu tiếp nhận những người tị nạn Ukraine rời đất nước để tránh chiến dịch quân sự của Nga, theo Hickory Daily Record. Theo ông, việc châu Âu chấp nhận hàng triệu người Ukraine cho thấy cách tiếp cận này có thể được nhân rộng để tiếp nhận những người đang chạy trốn khỏi các quốc gia khác. Ảnh: AP PHOTO

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi cũng được kỳ vọng sẽ được trao giải thưởng danh giá này. Ông Grandi là người ủng hộ việc châu Âu tiếp nhận những người tị nạn Ukraine rời đất nước để tránh chiến dịch quân sự của Nga, theo Hickory Daily Record.

Theo ông, việc châu Âu chấp nhận hàng triệu người Ukraine cho thấy cách tiếp cận này có thể được nhân rộng để tiếp nhận những người đang chạy trốn khỏi các quốc gia khác.

Ảnh: AP PHOTO

Ông Alexei Navalny

Người có khả năng cao sẽ được vinh danh cho giải Nobel Hòa bình 2022 là ông Alexei Navalny - nhân vật đối lập nổi bật nhất ở Nga, theo đài France 24. Ông Navalny hiện đang bị giam giữ tại một nhà tù nằm cách Moscow 155 dặm về phía đông sau khi ông bị kết tội tham ô và các tội danh khác mà các nhóm nhân quyền cho là "không có thật". Tổ chức chống tham nhũng của ông đã phản đối cái mà họ gọi những hành vi sai trái của chính quyền Nga trong nhiều năm. Tháng 8-2020, ông bị đầu độc ở Siberia bằng chất độc mà nhiều nước phương Tây cho là chất độc thần kinh Novichok. Sau một thời gian dưỡng bệnh ở Đức, ông trở lại Nga vào tháng 1-2021 và bị giam giữ tại đây. Từ phòng giam, ông đã liên tục lên án cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: AP PHOTO

Người có khả năng cao sẽ được vinh danh cho giải Nobel Hòa bình 2022 là ông Alexei Navalny - nhân vật đối lập nổi bật nhất ở Nga, theo đài France 24.

Ông Navalny hiện đang bị giam giữ tại một nhà tù nằm cách Moscow 155 dặm về phía đông sau khi ông bị kết tội tham ô và các tội danh khác mà các nhóm nhân quyền cho là "không có thật".

Tổ chức chống tham nhũng của ông đã phản đối cái mà họ gọi những hành vi sai trái của chính quyền Nga trong nhiều năm. Tháng 8-2020, ông bị đầu độc ở Siberia bằng chất độc mà nhiều nước phương Tây cho là chất độc thần kinh Novichok. Sau một thời gian dưỡng bệnh ở Đức, ông trở lại Nga vào tháng 1-2021 và bị giam giữ tại đây.

Từ phòng giam, ông đã liên tục lên án cuộc xung đột ở Ukraine.

Ảnh: AP PHOTO

Nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg

Nhà hoạt động vì môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg đã được quốc tế công nhận vì nỗ lực thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới hành động ngay lập tức để chống lại biến đổi khí hậu, theo trang DNA India. Cuộc chiến chống khí hậu của cô bắt đầu vào năm 2018 - thời điểm cô 15 tuổi.Kể từ 2018, cô bắt đầu biểu tình một mình bên ngoài quốc hội Thụy Điển vào mỗi thứ Sáu. Điều đó đã thúc đẩy một phong trào biểu tình của giới trẻ toàn cầu dưới biểu ngữ “Những ngày thứ Sáu vì tương lai”. Ảnh: GETTY IMAGES

Nhà hoạt động vì môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg đã được quốc tế công nhận vì nỗ lực thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới hành động ngay lập tức để chống lại biến đổi khí hậu, theo trang DNA India.

Cuộc chiến chống khí hậu của cô bắt đầu vào năm 2018 - thời điểm cô 15 tuổi.Kể từ 2018, cô bắt đầu biểu tình một mình bên ngoài quốc hội Thụy Điển vào mỗi thứ Sáu.

Điều đó đã thúc đẩy một phong trào biểu tình của giới trẻ toàn cầu dưới biểu ngữ “Những ngày thứ Sáu vì tương lai”.

Ảnh: GETTY IMAGES

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm