Giám sát, phản biện thực chất sẽ phát huy sức mạnh của dân

(PLO)- Cần quy định chức năng giám sát, phản biện cho các chủ thể khác như công dân, nhà khoa học, trí thức…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 6-7, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam (VN) tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) 403/2017 về hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ VN.

Nhiều ý kiến phản biện được đánh giá cao

Trình bày báo cáo sơ kết, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Trương Thị Ngọc Ánh cho biết giai đoạn 2018-2022, Ban Thường trực đã tổ chức được 14 hội nghị phản biện xã hội. Các dự án luật, đề án được UBTƯ MTTQ VN tổ chức phản biện là những dự thảo văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân; đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội và được nhân dân quan tâm.

“Sau các hội nghị phản biện xã hội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ VN đều có văn bản tổng hợp các ý kiến phản biện gửi các cơ quan, tổ chức có dự thảo được phản biện và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành văn bản. Văn bản phản biện xã hội của UBTƯ MTTQ VN được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và một số cơ quan, tổ chức có ý kiến phản hồi” - bà Ánh cho biết.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẠI THANH

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẠI THANH

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội (bìa trái) và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẠI THANH

Đồng tình, ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho hay nhiệm vụ đặt ra trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và UBTƯ MTTQ VN ngày càng cao. Giám sát, phản biện cần tập trung vào những vướng mắc trong thể chế, các văn bản pháp luật cụ thể, chỉ ra từng bất cập trong quy định hiện hành nhằm giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội...

GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật, cho rằng nếu giám sát, phản biện của MTTQ đi vào thực chất thì đây là một kênh rất tốt phát huy sức mạnh của nhân dân.

Từ đó, GS Đường đề nghị MTTQ cần đưa sáng kiến lập pháp xây dựng Luật Giám sát, phản biện. Luật này xét về cơ sở chính trị thì đã đầy đủ. Mặt khác, giám sát, phản biện hiện nay mới chỉ thông qua các tổ chức là chủ yếu, còn các chủ thể khác như công dân, nhà khoa học, trí thức… chưa được quy định chức năng giám sát, phản biện.

Tránh các kiến nghị của MTTQ như “nước đổ lá khoai”

Thông tin tại hội nghị, bà Trương Thị Ngọc Ánh cho hay trong năm năm qua, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức hơn 87.000 đoàn giám sát. Trong đó, MTTQ cấp tỉnh giám sát gần 2.000 cuộc, MTTQ cấp huyện giám sát hơn 13.000 cuộc, cấp xã giám sát hơn 72.000 cuộc.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẠI THANH

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẠI THANH

Nội dung giám sát được tập trung vào nhiều lĩnh vực, trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, chính quyền; quản lý tài nguyên đất đai; quản lý hành chính...

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội, đề nghị MTTQ các cấp cần theo đuổi các kiến nghị sau giám sát, phản biện. Theo ông, cần phải phát huy, xây dựng các tiêu chí đánh giá, mức độ ảnh hưởng về chính trị, xã hội, mức độ tiếp thu của các tổ chức, cá nhân khi nhận được các kiến nghị của MTTQ.

“Sau hàng chục ngàn cuộc giám sát ấy thì có bao nhiêu kiến nghị? Tỉ lệ tiếp thu là bao nhiêu? Tiếp thu có nghiêm túc không... ” - ông Nhưỡng nói.

Theo ông Nhưỡng, NQLT 403 có tính chất liên thông với các đường lối của Đảng, Nhà nước… nên cần phải đánh giá thái độ tiếp thu của các cơ quan nhà nước đối với các kiến nghị của MTTQ. Đồng thời, nhân rộng điển hình như của MTTQ TP.HCM kết hợp với Thành ủy, giám sát luôn cả người đứng đầu cấp ủy.

Kiến nghị chung chung, không biết tiếp thu thế nào

Từ khi tôi làm chủ tịch UBTƯ MTTQ VN đến giờ, chưa có một kiến nghị nào của MTTQ VN với Đảng, Nhà nước mà chưa được Đảng, Chính phủ… quan tâm giải quyết... Nếu chúng ta chỉ kiến nghị chung chung thì không biết tiếp thu thế nào, kể cả việc sửa đổi, bổ sung, thay thế NQLT 403.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN ĐỖ VĂN CHIẾN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm