Hồ chứa nước ngọt lớn nhất đảo Cát Bà sạt lở nghiêm trọng

(PLO)- Mới chỉ đưa vào sử dụng hơn một năm, hồ chứa nước ngọt Trân Châu, lớn nhất đảo Cát Bà, Hải Phòng đã hư hỏng nghiêm trọng với nhiều vị trí sạt lở.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hồ Trân Châu, thuộc xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng là hồ chứa nước ngọt lớn nhất đảo Cát Bà. Với dung tích 298.000m3, hồ đóng vai trò quan trọng cung ứng nước sinh hoạt cho người dân trên đảo cũng như du khách đến thăm.

Hồ chứa nước ngọt Trân Châu nằm sát con đường chính nối bến phà Cát Bà tới trung tâm khu du lịch hòn đảo được ví như "ngọc".

Hồ chứa nước ngọt Trân Châu nằm sát con đường chính nối bến phà Cát Bà tới trung tâm khu du lịch hòn đảo được ví như "ngọc".

Thế nhưng, mới chỉ đưa vào sử dụng hơn một năm, bờ kè quanh hồ đã có dấu hiệu sạt lở. Và đến thời điểm này là 28 tháng sau khi khánh thành, mực nước xuống thấp đã để lộ ra hàng chục vị trí hư hỏng, khiến người dân sở tại lo lắng khi du lịch hè vào vụ nhu cầu sử dụng nước tăng cao, cũng như lúc mùa khô đang tới.

15 điểm sạt lở

Ghi nhận của PLO ngày 13-6, một đơn vị xây dựng đang hút cạn hồ nước để khảo sát tất cả các vị trí sạt lở, tìm hướng khắc phục. Bước đầu, chỉ bằng mắt thường có thể thấy 15 điểm sạt lở, diện tích từ vài chục đến vài trăm mét vuông. Một cán bộ kỹ thuật cho biết tổng diện tích bị sạt lở tạm xác định khoảng 1800m2. Những mảng bê tông bong tróc, xô từ trên xuống dưới mặt nước để lộ ra đá tảng, đá dăm kè bờ.

Những ngày này, khi mực nước hồ xuống thấp, bằng mắt thường có thể thấy nhiều điểm sạt lở quanh kè hồ chứa quan trọng này.

Những ngày này, khi mực nước hồ xuống thấp, bằng mắt thường có thể thấy nhiều điểm sạt lở quanh kè hồ chứa quan trọng này.

Theo người dân địa phương, bờ kè hồ Trân Châu đã xuất hiện tình trạng sạt lở từ hơn 1 năm nay, tức không lâu sau khi công trình này đi vào vận hành.

Không chỉ ảnh hưởng khả năng chứa nước, việc sạt lở còn gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của một nơi được ví là “đảo ngọc Cát Bà”, bởi hồ này nằm ngay sát tuyến đường chính từ bến phà vào trung tâm khu du lịch Cát Bà.

Lo ngại thiếu nước sạch giữa mùa du lịch hè

Giải thích về lý do công trình đưa vào sử dụng chưa lâu sạt lở, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Hải Phòng cho biết nguyên nhân chính là trận mưa lớn kéo dài hồi cuối tháng 8-2022. Dòng nước lớn từ các vách núi chảy xối mạnh trên bề mặt khiến làm sạt mái kè tại một số vị trí. Nhiều điểm sạt thực tế đã được thi công từ 10 năm trước.

Nhiều tấm đan bê tông bên trên đã trượt đi để lộ lớp đã hộc vốn nằm chìm bên dưới.

Nhiều tấm đan bê tông bên trên đã trượt đi để lộ lớp đã hộc vốn nằm chìm bên dưới.

Đến thời điểm này, công trình hồ chứa Trân Châu đã hết hạn 1 năm bảo hành tính từ ngày bàn giao. Nhưng Ban quản lý cho hay đang nỗ lực cùng các bên khảo sát, thống nhất phương án sửa chữa các vị trí bị sạt lở, dự kiến sẽ triển khai trong tháng 6 này.

Trao đổi với PLO, đại diện Công ty CP Cấp nước Hải Phòng cho biết sẽ sớm cùng các đơn vị liên quan thống nhất phương án sửa chữa.

Người dân sở tại lo lắng việc sạt lở sẽ ảnh hưởng tới khả năng chứa nước ngọt, dẫn tới nguy cơ thiếu nước sinh hoạt không chỉ cho người dân tại chỗ mà cả khách du lịch Cát Bà.

Người dân sở tại lo lắng việc sạt lở sẽ ảnh hưởng tới khả năng chứa nước ngọt, dẫn tới nguy cơ thiếu nước sinh hoạt không chỉ cho người dân tại chỗ mà cả khách du lịch Cát Bà.

Theo đơn vị này, ban đầu các bên dự kiến sẽ sửa chữa hồ từ tháng 4 đến tháng 5 nhưng sau đó Công ty đề nghị lùi sang tháng 6. Mục đích là tháng 4-5 chưa phải cao điểm mùa du lịch của Cát Bà thì ưu tiên khai thác nước ngọt hồ Trân Châu để sử dụng. Các hồ còn lại tích trữ nước để dùng từ tháng 6. Việc sửa chữa bờ kè sạt lở khi đó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tổng thể dự trữ nước ngọt của hòn đảo du lịch.

Dự án hồ nước Trân Châu được Hải Phòng phê duyệt đầu tư cuối năm 2009 với vốn Trung ương 50 tỷ, ngân sách thành phố góp 23 tỷ. Năm 2010, UBND thành phố giao Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do một số khó khăn về vốn nên 4 năm sau khi khởi công, công trình hồ chứa nước ngọt Trân Châu cũng như hai hồ nước ngọt Xuân Đám, Phù Long trên đảo Cát Bà đều ở tình trạng dở dang.

Sau 6 năm “đắp chiếu”, đầu năm 2020, Hải Phòng mới tiếp tục bố trí kinh phí. Dự án hồ nước ngọt Trân Châu được chuyển cho Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT thành phố làm chủ đầu tư rồi tái khởi động. Tháng 2-2021, công trình hoàn thành và tạm bàn giao cho UBND huyện Cát Hải quản lý, tiếp đó Cát Hải chuyển cho Công ty CP Cấp nước Hải Phòng khai thác, vận hành…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm