Chiến tích chạy nhanh nhất Olympic Paris cũng giúp Lyles mang về cho Mỹ danh hiệu vô địch lần đầu tiên sau 20 năm, sau tiền bối Justin Gatlin đoạt được năm 2004.
Với kết quả không thể phân định bằng mắt thường, Lyles nghĩ mình đã thất bại trước Kishane Thompson. Nhưng màn hình lại xác nhận, Lyles là nhà vô địch 100 m với thành tích cá nhân tốt nhất là 9,784 giây, nhanh hơn một chút, dù có cùng thành tích 9,789 (làm tròn 9,79 giây) với VĐV người Jamaica.
Nếu trận chung kết rút ngắn còn 99 mét, Thompson chắc chắn sẽ giúp Jamaica lần thứ 4 vô địch nội dung 100 m trong 5 kỳ Olympic. Nhưng Lyles đã nhỉnh hơn một thời khắc để đoạt chiếc HCV Olympic, bổ sung vào bộ sưu tập danh hiệu vô địch thế giới của mình.
“Đây chính là điều tôi mong muốn, một trận chiến khó khăn với những đối thủ tuyệt vời. Tôi không làm điều này khi đối đầu với một đối thủ chậm hơn – tôi làm điều này khi đối đầu với những đối thủ giỏi nhất, tại đấu trường lớn nhất và với áp lực lớn nhất”, VĐV chạy nhanh nhất Olympic Paris Noah Lyles khẳng định.
Tuyên bố của Lyles không sai, bởi đây cũng là lần đầu tiên 8 VĐV đều phá được kỷ lục chạy dưới 10 giây trong cuộc đua 100 mét trong điều kiện gió hợp lệ.
Đồng hương người Mỹ Fred Kerley giành HCĐ với thành tích 9,81 giây và Akani Simbini (Nam Phi) xếp hạng 4. Nhà vô địch Lamont Marcell Jacobs (Ý) về đích thứ 5 với thành tích 9,85 giây, trong khi Letsile Tebogo (Botswana) cũng lập kỷ lục quốc gia với thành tích 9,86 giây xếp hạng 6 chung cuộc.
“Tôi không nghĩ mình thắng vì tôi nhún người quá sớm. Thậm chí, tôi còn đến gặp Thompson trong lúc chúng tôi chờ đợi kết quả và nói ‘Tôi nghĩ là anh đã thắng’. Nhưng rồi tên tôi lại hiện lên. Ôi trời ơi, không thể tin được”, VĐV chạy nhanh nhất Olympic Paris Lyles chia sẻ.
Kishane Thompson đến Olympic Paris với tư cách là người đàn ông nhanh nhất thế giới năm nay (9,77 giây). Và anh cũng là người nhanh nhất trong số các VĐV lọt vào bán kết với thành tích 9,80 giây.
Chân chạy người Jamaica - Thompson thổ lộ: “Hơi thất vọng một chút nhưng tôi cũng vui. Tôi đã không đủ kiên nhẫn để đẩy tốc độ, có thể giúp tôi về đích với vị trí mà tôi biết mình có thể đạt được”.
Với việc đổi màu chiếc HCĐ 200 m tại Tokyo, thành HCV 100 m cho người chạy nhanh nhất Olympic Paris và hai chức vô địch thế giới 200 m, Noah Lyles đã trở thành nhà vô địch đáng gờm ở cự ly ngắn.
“Tôi nhớ hồi ở Tokyo khi tôi xử lý các vòng đấu tệ hại. Từ đó trở đi, tôi tự nhủ, 'Tôi sẽ không bao giờ làm thế nữa. Tôi sẽ xử lý đúng cách và luyện tập qua nhiều năm”, Lyles bộc bạch thêm.
Ở 27 tuổi, Lyles đang hướng tới mục tiêu giành 4 HCV tại Paris ở các nội dung 100 m, 200 m sở trường, tiếp sức 4x100m và có thể là tiếp sức 4x400m.
Thành tích 4 HCV sẽ giúp Noah Lyles sánh ngang với những đồng hương lừng lẫy Jesse Owens và Carl Lewis.