Hiện thông tin vẫn chưa rõ chi tiết của vụ bắt cóc, tuy nhiên nguồn tin đã lan nhanh chóng khắp phương tiện truyền thông của Bắc Triều Tiên. Lực lượng Nhà nước Hồi giáo hiện đang hoạt động tại Lybia và thường xuyên nhắm tới các công nhân người nước ngoài. Đầu năm nay, một nhóm chi nhánh Lybia của tổ chức này đã tung ra đoạn clip xử tử 21 người Ai Cập theo Ki tô giáo.
Hình ảnh chiếu lại nhóm IS dẫn các con tin Ai Cập ra bờ biển để hành quyết
Mặc dù nguồn tin về con tin người Triều Tiên vẫn chưa được xác nhận, vụ việc này có liên quan đến mối quan hệ giữa hai nước Lybia và Triều Tiên vào những 1970 và 1980. Vào thời gian đó, cố lãnh đạo của Lybia là Muammar Gaddafi thường xuyên viếng thăm Bình Nhưỡng để mua sắm vũ khí và gặp gỡ chủ tịch Kim Il Sung.
Ba thế lãnh đạo của Bắc Triều Tiên từ trái qua phải : Kim Il Sung, Kim Jong Il, Kim Jong Un
Tại một thời điểm, Libya cũng trở thành quốc gia tiếp nhận một số lượng cán bộ y tế từ Bắc Triều Tiên do ông Kim cử đến. Một mặt, việc trao đổi nhân lực và chuyên gia y tế sẽ giúp cho Bình Nhưỡng đạt được quyền lực mềm. Mặt khác, nước này cũng sẽ được lợi về kinh tế.
Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến Lybia, mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên phức tạp. Ngay sau khi ông Gaddafi bị sát hại vào năm 2011, báo chí của Hàn Quốc đưa tin chủ tịch của Triều Tiên lúc đó là ông Kim Jong Il yêu cầu các công nhân của nước này tiếp tục làm việc và không được quay trở về nước. Theo tờ Yonhap, Bình Nhưỡng rất lo sợ trước sự lây lan của hiện tượng “Mùa xuân Ả Rập” sang Bắc Triều.
Người dân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài cũng đã từng gặp phải biến cố. Cụ thể, vào năm 2013 ba bác sĩ Bắc Triều Tiên đã bị sát hại bởi phiến quân Hồi giáo Boko Haram, hay một số tàu thuyền của Bắc Triều Tiên đã bị tấn công bởi nhóm cướp biển Somalia trong những năm gần đây.