Kiếm "bạc cắc" bên miệng núi lửa

Vùng đất quanh miệng mũi lửa Kawan ljen (thuộc Đông Java, Indonesia) thường nhả khí sulfur (lưu huỳnh) thông qua các mạch nứt. Đây cũng là nơi thợ khai khoáng kiếm sống bằng nghề "bắt" loại khí này. Lưu huỳnh sau đó được hóa lỏng, có màu đỏ, rồi cô đặc thành sulfur tinh khiết trước khi bị đập ra rồi cho vào các giỏ để vận chuyển xuống chân núi.

Trong khi nhiều mỏ sulfur khác trên thế giới đã được cơ giới hóa, thì mỏ Kawan ljen thuộc một trong số ít vẫn còn sử dụng biện pháp thủ công trên. Mỗi công nhân đều có một bộ mặt nạ bảo vệ riêng như trong hình.

Khí độc bao quanh người thợ mỏ trong khi họ xếp những tảng sulfur đặc vào chiếc giỏ sau khi thu hoạch.

Trước đây nhiều phương án để hiện đại hóa khu mỏ được đưa ra nhưng các thợ khai khoáng đã biểu tình phản đối vì họ lo sợ sẽ mất nguồn thu nhập dù bấp bênh của mình.

Những khối sulfur lớn sẽ được đập vụn để tiện vận chuyển. Miệng núi lửa cách chân núi hơn 200 m.

Một công nhân đang sắp xếp chỗ khoáng thạch vào giỏ. Mỗi thợ mỏ có thể làm tới 12h mỗi ngày trong môi trường khí có mùi và độc hại.

Những chiếc ống cũ kỹ bằng gốm và đá dùng để dẫn sulfur lỏng trước khi làm đặc lại.

Công nhân sẽ vận chuyển các giỏ khoáng thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc.

Khí độc bốc lên từ một hồ sulfur trên miệng núi nửa. Đây là sự kết hợp của acid sulfuric và hydro clorua ở gần 33 độ C.

Mức lương mỗi thợ nhận được chỉ từ 5,5 - 8,3 USD mỗi ngày. 

Chiếc thang được công nhân sử dụng để trèo lên đỉnh những khối sulfur khổng lồ trước khi đập dần.

Sau khi thu hoạch, thợ mỏ sẽ gánh sulfur khô xuống chân núi để bán cho các lái buôn, những người sau đó sẽ đem đến tiêu thụ ở các nhà máy gần đó.

Theo Khánh Linh (VNE / Bloomberg)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới