Kiểm tra Đảng tìm cách cải thiện việc luân chuyển cán bộ trong ngành

(PLO)- Quy định riêng về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng mang lại hy vọng cải thiện tình hình luân chuyển nội ngành, thay vì chủ yếu trong - ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ban Bí thư ban hành Quy định 110-QĐ/TW ngày 6-7 về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng.

Đây là quy định đầu tiên của Đảng nêu cụ thể quan điểm, nguyên tắc, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng... của việc luân chuyển cán bộ trong nội bộ ngành kiểm tra, từ Trung ương xuống cấp huyện và tương đương, từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên trên và cùng cấp.

Trong hội nghị toàn quốc ngành kiểm tra Đảng tổ chức ngày 10-7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cầm Tú đề nghị Ủy ban Kiểm tra các cấp nghiên cứu, quán triệt Quy định 110-QĐ/TW mà Ban Bí thư vừa ban hành. Ảnh: Phạm Cường.

Trong hội nghị toàn quốc ngành kiểm tra Đảng tổ chức ngày 10-7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cầm Tú đề nghị Ủy ban Kiểm tra các cấp nghiên cứu, quán triệt Quy định 110-QĐ/TW mà Ban Bí thư vừa ban hành. Ảnh: Phạm Cường.

Theo đó, nguyên tắc chung là cán bộ được giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm.

Cụ thể, vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương ở Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì tương đương với chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng, ủy viên Ủy ban Kiểm tra cấp tỉnh thì tương đương chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp huyện…

Thời gian luân chuyển được quy định tối thiểu 36 tháng.

Quy định nêu rõ, việc luân chuyển nội ngành nhằm đào tạo, bồi dưỡng từ thực tiễn, tăng cường cán bộ kiểm tra Đảng cho những nơi yếu, khó khăn, thiếu cán bộ có chất lượng.

Để đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo nhiệm kỳ và hàng năm sẽ ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng.

Các tỉnh, thành ủy, cấp ủy trực thuộc Trung ương trên cơ sở xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra ở địa phương, tổ chức nhưng phải trình Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, cho chủ trương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì trao đổi với cấp ủy địa phương, đơn vị để dự kiến danh sách nhân sự, chức danh luân chuyển…

Việc luân chuyển cán bộ của ngành kiểm tra lâu nay được thực hiện theo Thông báo kết luận số 312-TB/TW năm 2010 của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra.

Trong thông báo này, Ban Bí thư ấn định cụ thể số lượng luân chuyển, chẳng hạn với Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì luân chuyển đi từ 3-4 thành viên ủy ban và luân chuyển đến như vậy trong mỗi nhiệm kỳ. Với cán bộ cấp vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì mỗi nhiệm kỳ luân chuyển đi, luân chuyển đến 7-10 người. Kết luận cũng đưa ra số lượng cụ thể với Ủy ban Kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện.

Qua 10 năm thực hiện, chính sách này đã mang kết quả tích cực là 1.467 cán bộ ngành kiểm tra được luân chuyển đi, 1.783 từ ngoài luân chuyển vào ngành.

Tuy nhiên, mặt hạn chế là số lượng luân chuyển trong nội bộ ngành rất thấp, chỉ được 18 lượt cán bộ.

Vì vậy, trong Kết luận 23-KL/TW tháng 21-2021, ngoài việc yêu cầu tiếp tục luân chuyển cán bộ theo Thông báo 312, Ban Bí thư yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng đề án luân chuyển cán bộ trong hệ thống ngành kiểm tra đảng các cấp.

Quy định 110-QĐ/TW mà Ban Bí thư ban hành chính là kết quả của đề án này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm